Chương 4 Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập
BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐẬP VÀ VÙNG HẠ DU
1. Phạm vi bảo vệ đập bao gồm đập và vùng phụ cận bảo vệ đập.
2. Chủ đập có trách nhiệm xác định, cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi; chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn đập và phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Đối với khu vực lòng hồ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ đặc điểm tình hình của địa phương để quy định cụ thể và tổ chức thực hiện việc cắm mốc chỉ giới; chịu trách nhiệm quản lý phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình theo quy định.
1. Chủ đập phải lập phương án bảo vệ đập, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phương án bảo vệ đập phải căn cứ vào quy mô đập, vị trí địa lý của đập, tầm quan trọng của đập về mặt kinh tế, an ninh quốc phòng và tình hình trật tự an ninh tại địa phương, để đề cập các nội dung chính sau đây:
a) Công tác bảo vệ thường xuyên, chống xâm hại đập;
b) Tổ chức tuần tra, canh gác tại các vị trí xung yếu khi xảy ra mưa, lũ lớn;
c) Tổ chức kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện tham quan, du lịch, khách đến làm việc, thị sát đập;
d) Giải pháp đối phó trong tình huống đặc biệt, đề phòng các âm mưu phá hoại đập;
đ) Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu hành trên mặt đập, đặc biệt trong mùa mưa lũ;
e) Các vấn đề khác có liên quan đến bảo vệ đập.
Điều 20. Bảo đảm an toàn đập trong mùa lũ
1. Đập thuộc loại công trình phòng chống lụt bão. Hàng năm, trước khi bước vào mùa mưa lũ, chủ đập phải lập hoặc cập nhật, bổ sung phương án phòng chống lụt bão, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nội dung phương án phòng chống lụt bão bao gồm:
a) Tóm tắt đặc điểm, tình hình của hồ chứa có liên quan đến công tác phòng chống lụt, bão;
b) Diễn biến tình hình và đặc điểm mưa lũ trên lưu vực hồ chứa;
c) Đánh giá chất lượng đập và thiết bị vận hành đập;
d) Dự kiến các tình huống mất an toàn đập có thể xảy ra và giải pháp kỹ thuật để dự báo, phát hiện, đối phó, cảnh báo lũ lụt;
đ) Công tác chuẩn bị về nhân lực, vật tư, vật liệu dự phòng; dụng cụ, thiết bị, xe máy; thông tin liên lạc, ánh sáng;
e) Danh sách ban chỉ huy phòng chống lụt bão.
3. Sau khi phương án được phê duyệt, công tác chuẩn bị phải được triển khai thực hiện; vật tư, vật liệu, dụng cụ dự phòng phải được tập kết và bảo quản tại địa điểm quy định; cán bộ kỹ thuật, lực lượng ứng cứu, phương tiện ứng cứu phải được quản lý theo quy định để sẵn sàng huy động khi cần thiết. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão phải tiến hành họp, thông qua quy chế làm việc và chế độ trực ban.
4. Trong suốt mùa mưa lũ, chủ đập phải duy trì chế độ thông tin liên lạc, chế độ báo cáo tình hình về ban chỉ huy phòng chống lụt bão cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, theo quy định.
Trường hợp xảy ra sự cố, có thể gây mất an toàn đập, việc cứu hộ phải được triển khai khẩn cấp với nỗ lực và ưu tiên cao nhất để giữ an toàn công trình, giảm thiểu thiệt hại.
Ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức việc cứu hộ đập trên địa bàn và tham gia cứu hộ đập cho địa phương khác theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du đập
1. Trong trường hợp do vận hành xả lũ hồ chứa, làm dâng đột ngột mức nước tại đoạn sông suối hạ lưu công trình xả lũ, chủ đập phải có biện pháp báo động, thông báo trước để bảo đảm an toàn cho người, tàu, thuyền và phương tiện đi lại, hoạt động trên sông, suối.
Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý an toàn đập
- Điều 4. Trách nhiệm của chủ đập
- Điều 5. Khảo sát, thiết kế và thi công đập
- Điều 6. Yêu cầu về quản lý an toàn đối với thiết kế xây dựng đập
- Điều 7. Cử cán bộ kỹ thuật quản lý đập tham gia theo dõi thi công
- Điều 8. Nghiệm thu đập
- Điều 9. Lưu trữ hồ sơ kỹ thuật
- Điều 10. Điều tiết nước hồ chứa
- Điều 11. Vận hành cửa van các công trình
- Điều 12. Đo đạc quan trắc đập và các yếu tố khí tượng thuỷ văn
- Điều 13. Duy tu, bảo dưỡng đập
- Điều 14. Kiểm tra đập
- Điều 15. Khôi phục, sửa chữa, nâng cấp đập
- Điều 16. Báo cáo hiện trạng an toàn đập
- Điều 17. Kiểm định an toàn đập
- Điều 18. Phạm vi bảo vệ đập
- Điều 19. Phương án bảo vệ đập
- Điều 20. Bảo đảm an toàn đập trong mùa lũ
- Điều 21. Cứu hộ đập
- Điều 22. Phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du đập