Chương 1 Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định việc quản lý an toàn đập của hồ chứa nước.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng, quản lý khai thác hồ chứa nước và các hoạt động khác có liên quan đến quản lý an toàn đập trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đập là công trình làm nhiệm vụ ngăn nước và các công trình có liên quan, tạo hồ chứa nước nhằm thực hiện các mục đích sau đây:
a) Tích trữ nước, cung cấp cho các nhu cầu dùng nước;
b) Điều tiết hoặc phân chia dòng chảy lũ, giảm ngập lụt cho vùng hạ du;
c) Tạo áp lực nước để phục vụ phát điện.
2. Đập quan trọng quốc gia là đập của hồ chứa nước quan trọng quốc gia, được quy định tại Điều 4 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi.
3. Đập lớn là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh đập bằng hoặc lớn hơn 15m hoặc đập của hồ chứa nước có quy mô dung tích bằng hoặc lớn hơn 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối).
4. Đập nhỏ là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh nhỏ hơn 15m và tạo hồ chứa nước có dung tích trữ nhỏ hơn 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối).
5. Các công trình có liên quan đến hồ chứa nước, gồm: công trình lấy nước, công trình tháo nước, công trình xả lũ, âu thuyền.
6. Chủ đập là tổ chức, cá nhân sở hữu đập để khai thác lợi ích của hồ chứa nước hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác hồ chứa nước.
7. Kiểm định an toàn đập là công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đập và công tác quản lý đập, thực hiện theo định kỳ, nhằm xác định độ an toàn của đập.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý an toàn đập
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ hồ chứa nước phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý an toàn đập sau đây:
1. Bảo đảm an toàn đập là ưu tiên cao nhất trong xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa nước.
2. Công tác quản lý an toàn đập phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình xây dựng và quản lý khai thác hồ chứa nước.
3. Bảo đảm tính chủ động trong quản lý an toàn đập.
4. Xác định rõ trách nhiệm của chủ đập, của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp; đề cao ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý an toàn đập.
Điều 4. Trách nhiệm của chủ đập
1. Quản lý, bảo đảm an toàn đập theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Căn cứ quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đập phải tổ chức đơn vị quản lý đập có đủ năng lực để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ đập theo quy định.
Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý an toàn đập
- Điều 4. Trách nhiệm của chủ đập
- Điều 5. Khảo sát, thiết kế và thi công đập
- Điều 6. Yêu cầu về quản lý an toàn đối với thiết kế xây dựng đập
- Điều 7. Cử cán bộ kỹ thuật quản lý đập tham gia theo dõi thi công
- Điều 8. Nghiệm thu đập
- Điều 9. Lưu trữ hồ sơ kỹ thuật
- Điều 10. Điều tiết nước hồ chứa
- Điều 11. Vận hành cửa van các công trình
- Điều 12. Đo đạc quan trắc đập và các yếu tố khí tượng thuỷ văn
- Điều 13. Duy tu, bảo dưỡng đập
- Điều 14. Kiểm tra đập
- Điều 15. Khôi phục, sửa chữa, nâng cấp đập
- Điều 16. Báo cáo hiện trạng an toàn đập
- Điều 17. Kiểm định an toàn đập
- Điều 18. Phạm vi bảo vệ đập
- Điều 19. Phương án bảo vệ đập
- Điều 20. Bảo đảm an toàn đập trong mùa lũ
- Điều 21. Cứu hộ đập
- Điều 22. Phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du đập