BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN-BỘ THUỶ LỢI VÀ KIẾN TRÚC-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ LAO ĐỘNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 674-NĐ/LB | Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 1957 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN THỢ LẶN
BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI VÀ KIẾN TRÚC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Sắc lệnh số 77-SL ngày 22 tháng 05 năm 1950 ban hành quy chế công nhân;
Xét điều kiện làm việc nặng nhọc, vất vả của công nhân thợ lặn,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. – Nay quy định chế độ làm việc của công nhân thợ lặn như sau:
1) Đối với thợ lặn áo: Do phương tiện và dụng cụ của ta hiện nay còn thiếu, thợ lặn áo không được lặn sâu quá 40 thước. Trường hợp tối cần thiết phải làm việc sâu hơn 40 thước, sẽ do Bộ sở quan quyết định.
Chế độ làm việc dưới mỗi độ sâu và chế độ nghỉ ngơi sau mỗi lần lặn dưới mỗi độ sâu quy định như sau:
Độ sâu | Thời gian tối đa làm việc dưới nước trong mỗi ngày | Thời gian nghỉ dưới nước trong lúc lên theo mức độ quy định | Tổng số giờ ở dưới nước trong mỗi ngày (kể cả giờ nghỉ và làm việc) | Thời gian tối thiểu phải nghỉ sau mỗi buổi lặn |
1h 1h | ||||
Lặn từ 1, đến 12,80 | 3g45 phút | 15 phút | 4 giờ | 2g30 phút |
Lặn từ 12,80 đến 22,00 | 3,00 phút | 30 phút | 3,30 phút | 3,00 phút |
Lặn từ 22,00 đến 29,50 | 1,45 phút | 45 phút | 2,30 phút | 4,00 phút |
Lặn từ 29,50 đến 35,00 | 1,00 phút | 55 phút | 1,55 phút | 4,35 phút |
Lặn từ 35,00 đến 39,00 | 0,45 phút | 60 phút | 1,45 phút | 4,35 phút |
Lặn sâu đến 40,00 | 0,30 phút | 60 phút | 1,30 phút | 5,00 phút |
2) Đối với thợ lặn vo và lặn mặt nạ: Trừ trường hợp làm việc sâu từ 3 thước trở lại, không cần phải lặn áo và trường hợp đặc biệt phải làm việc ở những nơi chật chội không thể sử dụng áo lặn được, còn nói chung thì không được sử dụng thợ lặn lặn sâu không có áo kéo dài quá 3 tháng. Trong thời gian ấy, chế độ làm việc của thợ lặn vo và thợ lặn mặt nạ tạm thời quy định như sau:
- Thợ lặn vo và lặn mặt nạ không được lặn sâu quá 12th 80.
- Thời gian lặn mỗi lần tùy điều kiện sức khỏe của người thợ.
- Sau mỗi lần lặn có thể nghĩ dưỡng sức trong thời gian từ 30 phút đến 40 phút.
- Thì giờ làm việc, kể cả số giờ lặn xuống nước và giờ nghỉ dưỡng sức trên bờ, trong mỗi ngày không được quá 6 giờ.
Điều 2. – Phụ cấp bồi dưỡng sức khỏe cho công nhân thợ lặn quy định như sau:
1) Đối với thợ lặn áo:
- Lặn từ 3 th đến 22 th, mỗi ngày phụ cấp 1.600 đồng.
- Lặn từ 22 th đến 35 th, mỗi ngày phụ cấp 2.000 đồng.
- Lặn từ 35 th đến 40 th, mỗi ngày phụ cấp 2.500 đồng.
- Trường hợp thật đặc biệt phải lặn sâu trên 40 thước sẽ được phụ cấp mỗi ngày 3.000 đồng.
Trong trường hợp này, phải được Bộ sở quan đồng ý cho lặn mới được lặn.
2) Đối với thợ lặn vo và lặn mặt nạ:
Mỗi giờ làm việc, thợ lặn vo và lặn mặt nạ, được hưởng phụ cấp 200 đồng. Làm việc chưa đủ một giờ được tính phụ cấp tròn một giờ. Giờ làm việc của thợ lặn vo và lặn mặt nạ kể cả giờ lặn xuống nước và giờ lên bờ nghỉ lấy sức để lặn tiếp đợt khác trong mỗi buổi.
3) Phụ cấp cho những nười học lặn bằng áo và những trường hợp phải lặn ở những nơi chật chội:
- Để khuyến khích học tập lặn áo, những lúc anh em học lặn bằng áo vẫn coi như giờ làm việc và được hưởng phụ cấp 200đ một giờ.
- Khi có công việc cần phải lặn ở những nơi sâu quá 12th.80 nhưng chật chội, lặn có áo không thể xoay trở được, cơ quan sử dụng yêu cầu phải lặn vo hoặc lặn mặt nạ, thì những thợ chuyên lặn áo vẫn được hưởng nguyên tiêu chuẩn phụ cấp cho thợ lặn có áo.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN | BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI VÀ KIẾN TRÚC
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
| BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
- 1Thông tư liên bộ 19-TT-LB năm 1964 về chế độ làm việc, bồi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho thợ lặn do Bộ Lao động- Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư liên bộ 18-LB-TT năm 1955 về đặt một khoản phụ cấp nguy hiểm và bảo tồn sức khỏe cho công nhân thợ lặn do liên bộ Bộ Giao Thông và Bưu Điện- Bộ Lao Động- Bộ Tài Chính ban hành.
- 3Sắc lệnh số 78/SL về quy chế công nhân giúp việc Chính phủ do Chủ tịch nước do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành, để sửa đổi Điều 3 Sắc lệnh số 77-SL ngày 22-5-1950 ban hành quy chế công nhân giúp việc Chính phủ
- 1Thông tư liên bộ 19-TT-LB năm 1964 về chế độ làm việc, bồi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho thợ lặn do Bộ Lao động- Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư liên bộ 18-LB-TT năm 1955 về đặt một khoản phụ cấp nguy hiểm và bảo tồn sức khỏe cho công nhân thợ lặn do liên bộ Bộ Giao Thông và Bưu Điện- Bộ Lao Động- Bộ Tài Chính ban hành.
- 1Thông tư liên bộ 34-TT/LB năm 1957 hướng dẫn Nghị định 674-NĐ/LB về chế độ làm việc và phụ cấp bồi dưỡng sức khỏe cho thợ lặn do Bộ Lao Động- Bộ Giao Thông và Bưu Điện- Bộ Thuỷ Lợi và Kiến Trúc- Bộ Tài Chính ban hành
- 2Sắc lệnh số 77/SL về việc quy định chế độ công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến (thiếu trang 2) do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- 3Sắc lệnh số 78/SL về quy chế công nhân giúp việc Chính phủ do Chủ tịch nước do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành, để sửa đổi Điều 3 Sắc lệnh số 77-SL ngày 22-5-1950 ban hành quy chế công nhân giúp việc Chính phủ
Nghị định 674-NĐ/LB năm 1957 quy định chế độ làm việc của công nhân thợ lặn do Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Kiến trúc-Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện-Bộ trưởng Bộ Lao động-Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 674-NĐ/LB
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/09/1957
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Lao động, Bộ Tài chính, Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc
- Người ký: Nguyễn Hữu Mai, Nguyễn Văn Tạo, Trần Đăng Khoa, Trịnh Văn Bính
- Ngày công báo: 16/10/1957
- Số công báo: Số 42
- Ngày hiệu lực: 24/09/1957
- Ngày hết hiệu lực: 19/12/1964
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực