Hệ thống pháp luật

Điều 3 Nghị định 63/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kiểm định xe cơ giới (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra định kỳ về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.

2. Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận kiểm định) là chứng chỉ xác nhận xe cơ giới đã được kiểm định và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

3. Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là đơn vị đăng kiểm) là các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ công thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới.

4. Xưởng kiểm định là khu vực bố trí các vị trí, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ, dụng cụ kiểm tra.

5. Dây chuyền kiểm định là nơi bố trí vị trí kiểm định, lắp đặt các thiết bị kiểm tra. Dây chuyền kiểm định gồm có hai loại:

a) Dây chuyền kiểm định loại I: Kiểm định được xe cơ giới có khối lượng khi kiểm định phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg;

b) Dây chuyền kiểm định loại II: Kiểm định được xe cơ giới có khối lượng khi kiểm định phân bố lên mỗi trục đơn đến 13.000 kg.

6. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm là người chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai các quy định trong kiểm định tại đơn vị đăng kiểm, người ký giấy chứng nhận kiểm định.

Nghị định 63/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới

  • Số hiệu: 63/2016/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 01/07/2016
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: 12/07/2016
  • Số công báo: Từ số 475 đến số 476
  • Ngày hiệu lực: 01/07/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH