Mục 3 Chương 2 Nghị định 59/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Mục 3. TỔ CHỨC HỘI NGHỊ ĐỊNH KỲ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
Điều 10. Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị định kỳ
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố xây dựng Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư.
2. Nội dung Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư gồm: Thời gian, địa điểm, nội dung hội nghị và tổ chức thực hiện.
3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, Trưởng ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn trực tiếp hoặc phân công thành viên chuẩn bị báo cáo trình bày tại Hội nghị.
4. Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn để báo cáo, thống nhất trước khi thực hiện.
Điều 11. Trình tự tổ chức hội nghị định kỳ
1. Triệu tập hội nghị định kỳ của thôn, tổ dân phố
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thông báo triệu tập hội nghị định kỳ của thôn, tổ dân phố.
Thông báo triệu tập nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung tổ chức hội nghị định kỳ của thôn, tổ dân phố; thành phần triệu tập tham dự hội nghị.
b) Thành phần tham dự hội nghị định kỳ là đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quyết định việc mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự hội nghị.
c) Thông báo triệu tập phải được gửi trực tiếp tới hộ gia đình chậm nhất 05 ngày trước ngày tổ chức hội nghị bằng văn bản hoặc qua hệ thống truyền thanh của thôn, tổ dân phố, qua ứng dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật do thôn, tổ dân phố thống nhất thiết lập. Trường hợp cần thiết, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thông báo trực tiếp tới hộ gia đình.
2. Trình tự tổ chức hội nghị định kỳ
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và nội dung hội nghị, giới thiệu thư ký hội nghị.
Thư ký hội nghị có trách nhiệm ghi biên bản tại hội nghị.
b) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày báo cáo về tình hình của thôn, tổ dân phố, kết quả thực hiện các nội dung đã được cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
c) Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố trình bày báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thực hiện dân chủ ở thôn, tổ dân phố và trên địa bàn cấp xã.
d) Thành viên Ban Thanh tra nhân dân được bầu tại thôn, tổ dân phố trình bày báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xem xét, xác minh theo kiến nghị của Nhân dân trên địa bàn.
đ) Đại diện các hộ gia đình thảo luận, tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị.
e) Thông tin, trao đổi, tiếp thu và giải trình ý kiến, đề xuất, kiến nghị của cộng đồng dân cư đối với các nội dung thuộc thẩm quyền.
g) Thông qua các nội dung được trình bày tại hội nghị.
h) Biểu dương cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc thực hiện các hoạt động của cộng đồng dân cư.
i) Kết luận hội nghị.
Sau khi kết thúc hội nghị, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả hội nghị gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Nghị định 59/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Số hiệu: 59/2023/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/08/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 959 đến số 960
- Ngày hiệu lực: 15/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để Nhân dân bàn và quyết định
- Điều 4. Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định
- Điều 5. Biểu quyết trực tuyến tại thôn, tổ dân phố để Nhân dân bàn và quyết định
- Điều 6. Công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
- Điều 7. Tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
- Điều 8. Công nhận kết quả bầu cử
- Điều 9. Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
- Điều 12. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 13. Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 14. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 15. Phối hợp thực hiện hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 16. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 17. Tổ chức của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 18. Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 19. Công tác phối hợp thực hiện hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 20. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
- Điều 21. Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
- Điều 22. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
- Điều 23. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
- Điều 24. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
- Điều 25. Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
- Điều 26. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
- Điều 27. Phối hợp trong thực hiện hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước