Chương 8 Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng
CUNG CẤP THÔNG TIN THEO YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin
1. Cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Phòng, chống tham nhũng;
b) Được nhận thông tin đã yêu cầu hoặc nhận văn bản trả lời về việc từ chối hoặc chưa cung cấp thông tin;
c) Khiếu nại về việc không cung cấp thông tin hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật
2. Cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản có ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
c) Không được lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối hoặc để thực hiện các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.
Điều 65. Quyền và nghĩa Vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu cung cấp thông tin
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau đây:
a) Được biết lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Từ chối cung cấp các thông tin thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ, thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai, thông tin không liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu;
c) Yêu cầu người được cung cấp thông tin sử dụng thông tin đó hợp pháp và bảo đảm tính chính xác khi sử dụng thông tin đó.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn được quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
b) Trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin biết trong trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được;
c) Hướng dẫn tiếp cận thông tin được yêu cầu trong trường hợp thông tin đó đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai;
d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc cung cấp thông tin; chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.
Điều 67. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức
1. Việc yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu.
2. Văn bản hoặc thông điệp dữ liệu yêu cầu cung cấp thông tin được chuyển trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua giao dịch điện tử cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu.
Điều 68. Thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu cung cấp thông tin phải tiến hành một trong các hoạt động sau:
1. Thực hiện việc cung cấp thông tin khi nội dung thông tin được yêu cầu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thuộc phạm vi công khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
b) Thuộc phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu;
c) Chưa được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai.
2. Trả lời bằng văn bản về việc không cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức yêu cầu trong trường hợp nội dung thông tin được yêu cầu không đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này và nêu rõ lý do.
3. Nếu thông tin được yêu cầu đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai thì trong văn bản trả lời phải có hướng dẫn cách thức tiếp cận thông tin đó.
Điều 69. Bảo đảm quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức
1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có căn cứ cho rằng việc cung cấp thông tin là chưa đầy đủ hoặc trái pháp luật thì có quyền khiếu nại.
2. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyền yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng
- Số hiệu: 59/2019/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/07/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 549 đến số 550
- Ngày hiệu lực: 15/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Nội dung giải trình
- Điều 4. Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình
- Điều 5. Những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình
- Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình
- Điều 10. Yêu cầu giải trình
- Điều 11. Tiếp nhận yêu cầu giải trình
- Điều 13. Thời hạn thực hiện việc giải trình
- Điều 15. Nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 19. Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng
- Điều 20. Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng
- Điều 21. Tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 22. Các lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ
- Điều 23. Thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ
- Điều 28. Xử lý vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng
- Điều 29. Các trường hợp xung đột lợi ích
- Điều 30. Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích
- Điều 31. Xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích
- Điều 32. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích
- Điều 33. Tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác
- Điều 34. Đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích
- Điều 35. Áp dụng pháp luật khác về kiểm soát xung đột lợi ích
- Điều 36. Quy định cụ thể danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi
- Điều 37. Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
- Điều 38. Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
- Điều 39. Chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt
- Điều 40. Nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 45. Quyền và nghĩa vụ người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 46. Ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 54. Thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
- Điều 55. Trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý
- Điều 56. Đối tượng thanh tra
- Điều 57. Nội dung thanh tra
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng thanh tra
- Điều 63. Xử lý chồng chéo, trùng lắp trong thanh tra việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 65. Quyền và nghĩa Vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 66. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức
- Điều 67. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức
- Điều 68. Thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 69. Bảo đảm quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức
- Điều 70. Báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 71. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 72. Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước
- Điều 73. Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với các tổ chức khác về công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 74. Trao đổi thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương
- Điều 75. Công khai báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 76. Căn cứ xác định trách nhiệm
- Điều 77. Hình thức xử lý kỷ luật
- Điều 78. Áp dụng hình thức kỷ luật
- Điều 79. Trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật
- Điều 80. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
- Điều 81. Xử lý vi phạm trong việc thực hiện công khai, minh bạch
- Điều 82. Xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
- Điều 83. Xử lý vi phạm quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 84. Xử lý vi phạm quy định về xung đột lợi ích
- Điều 85. Xử lý vi phạm quy định về báo cáo, xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 86. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với hành vi khác vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng
- Điều 87. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước