Mục 1 Chương 5 Nghị định 59/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng
MỤC 1. KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra để xem xét, đánh giá và có biện pháp nhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình.
Điều 41. Căn cứ tiến hành kiểm tra
Việc kiểm tra được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:
1. Kế hoạch kiểm tra hằng năm đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phê duyệt;
2. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 42. Trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra
1. Khi có một trong những căn cứ kiểm tra quy định tại
2. Quyết định kiểm tra phải có các nội dung sau:
a) Căn cứ kiểm tra;
b) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra;
c) Nội dung kiểm tra;
d) Thời hạn tiến hành kiểm tra.
3. Quyết định kiểm tra phải được công bố chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định kiểm tra. Việc công bố quyết định kiểm tra phải được tiến hành tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc nơi làm việc của cá nhân được kiểm tra và được lập thành văn bản.
4. Thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra là 10 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp cuộc kiểm tra liên quan đến nhiều đối tượng, địa bàn kiểm tra rộng, tính chất việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, sau khi xem xét báo cáo kết quả kiểm tra của trưởng đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra và giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải ban hành kết luận kiểm tra.
6. Kết luận kiểm tra phải có các nội dung sau:
a) Kết luận về việc thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng và các quy định khác có liên quan của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra;
b) Kết luận về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra, trong đó phải có kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra hoặc cá nhân được kiểm tra;
c) Yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra về các biện pháp phải thi hành nhằm bảo đảm việc thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng và các quy định khác có liên quan của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
d) Biện pháp xử lý cụ thể đối với hành vi vi phạm (nếu có).
7. Kết luận kiểm tra phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra và được công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành kiểm tra và trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc nơi làm việc của cá nhân được kiểm tra.
Điều 43. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra có trách nhiệm:
1. Chấp hành quyết định kiểm tra;
2. Hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra;
3. Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra; quyết định, kết luận của người ra quyết định kiểm tra.
Nghị định 59/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng
- Số hiệu: 59/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/06/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 473 đến số 474
- Ngày hiệu lực: 31/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Xác định các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng
- Điều 3. Xác định các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng
- Điều 4. Bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc ban hành danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Điều 5. Áp dụng hình thức công khai trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Điều 9. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Điều 10. Thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 11. Bảo đảm quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Điều 12. Xử lý hành vi vi phạm các quy định về yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 13. Nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 14. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong cơ quan hành chính nhà nước
- Điều 15. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
- Điều 16. Căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 19. Ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 20. Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 21. Hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 22. Công khai quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 23. Trình tự, thủ tục, thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức là thành viên của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 24. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 25. Khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc không có kết luận về hành vi tham nhũng
- Điều 26. Trách nhiệm báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 27. Nội dung báo cáo với Chính phủ
- Điều 28. Nội dung báo cáo của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 29. Hình thức thông tin, báo cáo
- Điều 30. Thời điểm báo cáo
- Điều 31. Cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng cho bộ, ngành, địa phương
- Điều 32. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 33. Chế độ thông tin, báo cáo tại bộ, ngành, địa phương
- Điều 34. Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước
- Điều 35. Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với các tổ chức khác về công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 36. Trao đổi thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương
- Điều 37. Công khai báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 38. Hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng
- Điều 39. Xây dựng, quản lý hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng
- Điều 40. Nội dung kiểm tra
- Điều 41. Căn cứ tiến hành kiểm tra
- Điều 42. Trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra
- Điều 43. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra
- Điều 44. Nội dung thanh tra
- Điều 45. Căn cứ tiến hành thanh tra
- Điều 46. Thẩm quyền thanh tra
- Điều 47. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng
- Điều 48. Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm
- Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra
- Điều 50. Kết luận thanh tra
- Điều 51. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra
- Điều 52. Thiết lập, công khai các hình thức tiếp nhận tố cáo
- Điều 53. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền thụ lý, giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng
- Điều 54. Các hình thức tố cáo hành vi tham nhũng
- Điều 55. Thủ tục tiếp nhận theo các hình thức tố cáo hành vi tham nhũng
- Điều 56. Thủ tục thụ lý, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 57. Xử lý các vi phạm về tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo
- Điều 60. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
- Điều 61. Xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn