Mục 2 Chương 2 Nghị định 59/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng
MỤC 2. CUNG CẤP THÔNG TIN THEO YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật phòng, chống tham nhũng;
b) Được nhận thông tin đã yêu cầu hoặc nhận văn bản trả lời về việc từ chối hoặc chưa cung cấp thông tin;
c) Khiếu nại về việc không cung cấp thông tin hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau đây:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu có ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
c) Không được lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối hoặc để thực hiện các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau đây:
a) Được biết lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Từ chối cung cấp các thông tin thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ, thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai, thông tin không liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu;
c) Yêu cầu người được cung cấp thông tin sử dụng thông tin đó hợp pháp và bảo đảm tính chính xác khi sử dụng thông tin đó.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn được quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
b) Trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin biết trong trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được;
c) Hướng dẫn tiếp cận thông tin được yêu cầu trong trường hợp thông tin đó đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai;
d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc cung cấp thông tin; chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.
Điều 9. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Việc yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu.
2. Văn bản hoặc thông điệp dữ liệu yêu cầu cung cấp thông tin được chuyển trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua giao dịch điện tử cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu.
Điều 10. Thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin phải tiến hành một trong các hoạt động sau:
1. Thực hiện việc cung cấp thông tin khi nội dung thông tin được yêu cầu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thuộc phạm vi công khai theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
b) Thuộc phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu;
c) Chưa được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai.
2. Trả lời bằng văn bản về việc không cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu trong trường hợp nội dung thông tin được yêu cầu không đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này và nêu rõ lý do.
3. Nếu thông tin được yêu cầu đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai thì trong văn bản trả lời phải có hướng dẫn cách thức tiếp cận thông tin đó.
Điều 11. Bảo đảm quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có căn cứ cho rằng việc cung cấp thông tin là chưa đầy đủ hoặc trái pháp luật thì có quyền khiếu nại.
2. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyền yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Điều 12. Xử lý hành vi vi phạm các quy định về yêu cầu cung cấp thông tin
1. Người được yêu cầu cung cấp thông tin mà không thực hiện đúng các nghĩa vụ về cung cấp thông tin theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối hoặc sử dụng trái pháp luật thông tin được cung cấp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nghị định 59/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng
- Số hiệu: 59/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/06/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 473 đến số 474
- Ngày hiệu lực: 31/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Xác định các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng
- Điều 3. Xác định các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng
- Điều 4. Bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc ban hành danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Điều 5. Áp dụng hình thức công khai trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Điều 9. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Điều 10. Thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 11. Bảo đảm quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Điều 12. Xử lý hành vi vi phạm các quy định về yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 13. Nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 14. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong cơ quan hành chính nhà nước
- Điều 15. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
- Điều 16. Căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 19. Ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 20. Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 21. Hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 22. Công khai quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 23. Trình tự, thủ tục, thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức là thành viên của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 24. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác
- Điều 25. Khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc không có kết luận về hành vi tham nhũng
- Điều 26. Trách nhiệm báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 27. Nội dung báo cáo với Chính phủ
- Điều 28. Nội dung báo cáo của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Điều 29. Hình thức thông tin, báo cáo
- Điều 30. Thời điểm báo cáo
- Điều 31. Cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng cho bộ, ngành, địa phương
- Điều 32. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 33. Chế độ thông tin, báo cáo tại bộ, ngành, địa phương
- Điều 34. Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước
- Điều 35. Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với các tổ chức khác về công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 36. Trao đổi thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương
- Điều 37. Công khai báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng
- Điều 38. Hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng
- Điều 39. Xây dựng, quản lý hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng
- Điều 40. Nội dung kiểm tra
- Điều 41. Căn cứ tiến hành kiểm tra
- Điều 42. Trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra
- Điều 43. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra
- Điều 44. Nội dung thanh tra
- Điều 45. Căn cứ tiến hành thanh tra
- Điều 46. Thẩm quyền thanh tra
- Điều 47. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng
- Điều 48. Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm
- Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra
- Điều 50. Kết luận thanh tra
- Điều 51. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra
- Điều 52. Thiết lập, công khai các hình thức tiếp nhận tố cáo
- Điều 53. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền thụ lý, giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng
- Điều 54. Các hình thức tố cáo hành vi tham nhũng
- Điều 55. Thủ tục tiếp nhận theo các hình thức tố cáo hành vi tham nhũng
- Điều 56. Thủ tục thụ lý, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng
- Điều 57. Xử lý các vi phạm về tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo
- Điều 60. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
- Điều 61. Xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn