Điều 15 Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
1. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm:
a) Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục IVa kèm theo Nghị định này;
b) Tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục IVb kèm theo Nghị định này;
c) Văn bản phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
d) Báo cáo kết quả thẩm định nội bộ của cơ quan chủ quản về chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
đ) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
e) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án trong giai đoạn trước (đối với các chương trình, dự án thực hiện giai đoạn trước, tiếp tục thực hiện trong giai đoạn mới).
g) Ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư công;
h) Các tài liệu liên quan khác (nếu có);
2. Số lượng hồ sơ thẩm định gửi Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định tối thiểu là 10 bộ.
3. Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm:
a) Sự phù hợp với các tiêu chí xác định chương trình đầu tư công;
b) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;
c) Sự phù hợp với các mục tiêu chiến lược; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Các nội dung quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư công, trong đó thẩm định cụ thể những nội dung cơ bản của chương trình, bao gồm: mục tiêu, phạm vi, quy mô, đối tượng đầu tư, thời gian, tiến độ thực hiện và dự kiến bố trí vốn; các nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
đ) Hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
4. Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;
c) Sụ phù hợp với các mục tiêu chiến lược; kế hoạch và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Sụ phù hợp với tiêu chí phân loại dự án theo quy định của Luật Đầu tư công;
đ) Các nội dung quy định tại các Điều 30, 31 của Luật Đầu tư công, trong đó thẩm định cụ thể những nội dung cơ bản của dự án, bao gồm mục tiêu, quy mô, hình thức đầu tư, phạm vi, địa điểm, diện tích đất cần sử dụng, thời gian, tiến độ thực hiện, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường, các nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; khả năng thu hồi vốn và trả nợ trong trường hợp sử dụng vốn vay; dự kiến bố trí vốn;
e) Hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
5. Cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan được giao thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án theo quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư công trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo để xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
6. Thời gian thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình, dự án kể từ ngày Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia: Không quá 60 ngày;
b) Chương trình đầu tư công (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia): Không quá 45 ngày;
c) Dự án nhóm A: Không quá 45 ngày;
d) Dự án khác không quy định tại điểm a, b, c của khoản này: Không quá 30 ngày;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc nội dung trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án không phù hợp với các quy định tại Điều 29, 30, 31 của Luật Đầu tư công, trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan trình thẩm định bổ sung hồ sơ hoặc hoàn chỉnh nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
7. Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định phải:
a) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Báo cáo người đứng đầu cơ quan chủ quản cho phép gia hạn thời gian thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan chủ quản;
c) Thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng được quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án gửi báo cáo thẩm định theo quy định sau:
a) Đối với chương trình đầu tư công: Gửi cơ quan chủ quản và cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư;
b) Đối với dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật Đầu tư công để trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Đối với dự án khác không quy định tại điểm a, b của khoản này: Gửi cơ quan trình thẩm định và cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các phương thức cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 5. Ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 6. Nội dung và nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 7. Nguyên tắc áp dụng cơ chế tài chính trong nước đối với vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 8. Trình tự, thủ tục quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 9. Chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách
- Điều 10. Tham gia chương trình, dự án khu vực
- Điều 11. Khu vực tư nhân tiếp cận vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 12. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 13. Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 14. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 15. Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 16. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền và thời gian quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 17. Các hoạt động thực hiện trước
- Điều 18. Nội dung chính của Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 19. Điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 20. Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 21. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 22. Điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 23. Thẩm quyền phê duyệt chủ trương thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án và phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án
- Điều 24. Lập Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án
- Điều 25. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 26. Trình tự, thủ tục thẩm định và quyết định phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án
- Điều 27. Điều chỉnh Quyết định chủ trương thực hiện và Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án
- Điều 28. Cơ sở đề xuất ký kết điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 29. Cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 30. Trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung và gia hạn điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 31. Cơ sở đề xuất ký kết thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 32. Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 33. Trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung và gia hạn thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 34. Các hình thức tổ chức quản lý chương trình, dự án, phi dự án
- Điều 35. Thành lập Ban quản lý dự án
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản trong quản lý thực hiện chương trình, dự án
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ dự án trong quản lý thực hiện chương trình, dự án
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án trong quản lý thực hiện chương trình, dự án
- Điều 39. Thuê tư vấn quản lý chương trình, dự án
- Điều 40. Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công nguồn vốn nước ngoài cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 41. Lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng
- Điều 42. Lập, phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng hằng năm
- Điều 43. Vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án
- Điều 44. Thuế và phí đối với chương trình, dự án
- Điều 45. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Điều 46. Đấu thầu
- Điều 47. Vốn dư
- Điều 48. Quản lý xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, kiểm toán, quyết toán
- Điều 49. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 50. Mở tài khoản thanh toán cho chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi tại hệ thống Kho bạc Nhà nước, ngân hàng phục vụ
- Điều 51. Tiêu chí lựa chọn ngân hàng phục vụ chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 52. Trách nhiệm của ngân hàng phục vụ
- Điều 53. Nguyên tắc mở và quản lý tài khoản tạm ứng nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 54. Trách nhiệm của cơ quan giữ tài khoản của chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 55. Lập kế hoạch tài chính hằng năm cho chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 56. Tổng hợp kế hoạch tài chính nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
- Điều 57. Nhập và phê duyệt dự toán hàng năm trên hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)
- Điều 61. Các hình thức rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 62. Thời gian xử lý rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 63. Trình tự, thủ tục rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 64. Nguyên tắc quản lý hạch toán vốn vay ODA, vay ưu đãi vào ngân sách nhà nước
- Điều 65. Hạch toán hỗ trợ ngân sách trực tiếp
- Điều 66. Hạch toán vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi tại Kho bạc Nhà nước
- Điều 67. Hạch toán vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho vay lại tại Bộ Tài chính
- Điều 68. Tỷ giá hạch toán
- Điều 69. Thời hạn hạch toán ngân sách nhà nước
- Điều 70. Báo cáo trực tuyến thông tin khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
- Điều 71. Báo cáo tình hình giải ngân, hạch toán ngân sách nhà nước
- Điều 72. Chế độ kế toán, kiểm toán, quyết toán
- Điều 73. Quy định về quản lý tài sản
- Điều 74. Nội dung đặc thù đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 75. Các quy định quản lý tài chính đối với các dự án có nội dung chi thường xuyên có trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay đã ký kết
- Điều 76. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với vốn ODA không hoàn lại
- Điều 77. Mở tài khoản thanh toán cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại
- Điều 78. Lập kế hoạch tài chính vốn ODA không hoàn lại
- Điều 79. Kiểm soát chi, giải ngân, hạch toán và ghi thu ghi chi vốn ODA không hoàn lại bằng tiền
- Điều 80. Tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại bằng hàng hóa và dịch vụ
- Điều 81. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 82. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 83. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 84. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp
- Điều 85. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao
- Điều 86. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 87. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh