Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 50/CP

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 1996

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 50/CP NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 1996 VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thống nhất thực hiện việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước quy định tại Chương III Luật Doanh nghiệp Nhà nước, ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban chỉ đạo trung ương Đổi mới doanh nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH:

I- THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 1.- Ngành, lĩnh vực được ưu tiên xem xét khi thành lập doanh nghiệp nhà nước.

1- Doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 1 và Điều 2 Luật Doanh nghiệp nhà nước được xem xét thành lập khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này thấy cần thiết thành lập ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động có nhu cầu điều tiết, hưởng dẫn, thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2- Những ngành, lĩnh vực được ưu tiên xem xét khi thành lập doanh nghiệp nhà nước được quy định tại phụ lục số 1 kèm theo Nghị định này.

Điều 2.- Vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp nhà nước.

1. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước không thấp hơn tổng số vốn pháp định đối với từng ngành nghề kinh doanh quy định tại phụ lục số 2 kèm theo Nghị định này.

2. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 3 dưới đây phải bảo đảm:

a) Vốn điều lệ tại thời điểm đề nghị thành lập doanh nghiệp đã có sẵn;

b) Vốn điều lệ phải có nguồn gốc hợp pháp, rõ ràng theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Nghiêm cấm việc thành lập doanh nghiệp nhà nước mà không có sẵn vốn điều lệ. Vốn vay không được tính vào vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước.

Điều 3.- Người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước.

1. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trường cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh), Hội đồng quản trị của tổng công ty nhà nước là người đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy hoạch phát triển của ngành, địa phương hoặc của tổng công ty mình. 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc cấp tỉnh là người đề nghị thành lập các doanh nghiệp công ích hoạt động trên phạm vi địa bàn của mình.

3. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước không thể đồng thời là người quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước.

Điều 4.- Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước.

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh, các doanh nghiệp có mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập tương đương mức vốn các dự án đầu tư nhóm A và các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính thuộc ngành kinh tế - kỹ thuật do Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật đó đề nghị thành lập. Sau khi thông qua đề án thành lập doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho một Bộ trưởng quyết định thành lập một số tổng công ty và một số doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật được phân cấp quyết định thành lập các doanh nghiệp nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính thuộc ngành kinh tế - kỹ thuật của Bộ đó, do Bộ trưởng các Bộ khác đề nghị thành lập; các doanh nghiệp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước (đã được uỷ quyền hoặc phân cấp ký Quyết định thành lập) đề nghị thành lập và các doanh nghiệp hoạt động công ích của Bộ mình.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các doanh nghiệp nhà nước là thành viên của tổng công ty do mình ký Quyết định thành lập và các doanh nghiệp công ích của địa phương mình.

Điều 5. Nội dung đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước.

1. Tên doanh nghiệp. Địa điểm dự kiến xây dựng doanh nghiệp. Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự kiến sẽ kinh doanh. Tình hình thị trường hoặc nhu cầu thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ đó.

2. Dự kiến khả năng cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu và các điều kiện cần thiết khác để doanh nghiệp hoạt động bình thường sau khi được thành lập. Dự kiến quy hoạch vùng nguyên liệu. Dự kiến nguồn lực lao động và khả năng thu hút lao động.

3. Dự kiến về chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ và trình độ trang bị công nghệ.

4. Dự kiến công suất thiết kế. Khả năng khai thác công suất thiết kế trong năm (05) năm đầu kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

5. Dự trù tổng số vốn đầu tư ban đầu. Trong đó dự kiến nguồn và tỷ lệ vốn của Nhà nước; nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại; khả năng, hình thức và tiến độ thanh toán số vốn huy động. Dự kiến nhu cầu, biện pháp tạo vốn lưu động khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. 6. Dự kiến tiến độ hoàn thành xây dựng cơ bản, chạy thử và chính thức hoạt động.

7. Khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thành lập doanh nghiệp này.

8. Dự kiến tác động, ảnh hưởng đến môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.

Điều 6.- Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước.

1. Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;

b) Đề án thành lập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định thành lập quy định tại Khoản 1 của Điều 4, còn phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ về Đề án thành lập doanh nghiệp đó;

c) Mức vốn điều lệ và ý kiến bằng văn bản của cơ quan Tài chính về nguồn và mức vốn điều lệ được cấp;

d) Dự thảo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;

đ) Kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp;

e) ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật đối với các ngành nghề kinh doanh chính; giấy phép kinh doanh đối với một số ngành nghề phải có giấy phép theo quy định của pháp luật.

Đối với số ngành nghề quy định tại Điều 11 Luật Công ty, phải có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

g) Bản thuyết trình về các giải pháp bảo vệ môi trường;

h) ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về quyền sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan đến địa phương nơi doanh nghiệp đó đóng trụ sở chính và lập cơ sở sản xuất.

2. Đối với trường hợp uỷ quyền nói tại Điều 4 trên đây thì trong thời gian năm mươi (50) ngày sau khi nhận được văn bản của Thủ tướng Chính phủ đồng ý thông qua đề án thành lập doanh nghiệp, người đề nghị thành lập doanh nghiệp phải gửi đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp đến người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định thành lập doanh nghiệp.

Điều 7.- Thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước.

1. Tuỳ theo tính chất, quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, người có thẩm quyền ký Quyết định thành lập doanh nghiệp (theo phân cấp hoặc uỷ quyền) phải thành lập Hội đồng thẩm định trên cơ sở sử dụng bộ máy giúp việc của mình và mời các chuyên gia am hiểu về các nội dung cần thẩm định tham gia, để xem xét hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.

2. Các nội dung cần xem xét, thẩm định kỹ trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

a) Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ như đã quy định tại Điều 6 của Nghị định này. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc chưa bảo đảm đủ rõ các thông tin cần thiết về việc thành lập doanh nghiệp, Hội đồng thẩm định yêu cầu người đề nghị thành lập bổ sung, hoàn chỉnh;

b) Đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm tính khả thi và hiệu quả, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; trình độ công nghệ, trang thiết bị phải đạt tiêu chuẩn do Nhà nước quy định và bảo đảm việc bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật;

c) Mức vốn điều lệ phải tương ứng với quy mô, ngành, nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động và bảo đảm được các quy định tại Điều 2 Nghị định này;

d) Dự thảo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp không trái với Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật;

đ) Nơi đặt trụ sở và mặt bằng kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh, có đủ các điều kiện cần thiết đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt trụ sở và mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

3. Các chuyên gia được chỉ định hoặc được mời tham gia Hội đồng thẩm định hồ sơ, trao đổi ý kiến, phát biểu bằng văn bản ý kiến độc lập của mình và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến này, trình người có quyền ký Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước. Không áp dụng nguyên tắc biểu quyết theo đa số trong hoạt động của Hội đồng thẩm định.

4. Người có quyền ký Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầy đủ quyền hạn của mình và chịu trách nhiệm vệ việc thành lập hoặc không thành lập doanh nghiệp nhà nước đã được đề nghị.

Điều 8.- Thời hạn công bố kết quả việc xem xét thành lập doanh nghiệp nhà nước.

1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước, người có thẩm quyền xem xét hồ sơ, ký Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước và phê chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Các Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước đều phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật có liên quan để theo dõi. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập, phải bổ nhiệm xong chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có) và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

2. Trường hợp không đồng ý thành lập doanh nghiệp, người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp trả lời bằng văn bản cho người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước trong khoảng thời gian quy định tại Khoản 1 Điều này. Đối với trường hợp các doanh nghiệp có đề án đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ký Quyết định thành lập doanh nghiệp đó phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ lý do không thành lập doanh nghiệp.

Điều 9.- Đăng ký kinh doanh.

1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm: Quyết định thành lập, Điều lệ về tổ chức và hoạt đồng của doanh nghiệp (đã được phê chuẩn), giấy xác nhận của cơ quan tài chính về mức vốn điều lệ được cấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất của doanh nghiệp, Quyết định bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp.

2. Việc đăng ký kinh doanh phải hoàn thành trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ khi Quyết định thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân để tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể từ khi Quyết định thành lập, doanh nghiệp phải nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu từ cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

4. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

5. Quá thời hạn nói tại Khoản 2 Điều này mà chưa làm xong thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì Quyết định thành lập doanh nghiệp hết hiệu lực thi hành; trường hợp có lý do chính đáng, người ký Quyết định thành lập có thể gia hạn Quyết định thành lập, nhưng không được quá ba mươi (30) ngày.

6. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh gửi mỗi cơ quan sau đây một bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Cục thuế cấp tỉnh; Tổng cục hoặc Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp được phân công quản lý doanh nghiệp đó; Cục Thống kê cấp tỉnh; Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật.

Điều 10.- Đăng báo về thành lập doanh nghiệp nhà nước.

1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong năm (05) số liên tiếp. Doanh nghiệp không phải đăng báo trong một số trường hợp đặc biệt do người ký quyết định thành lập doanh nghiệp đó đồng ý và ghi trong Quyết định thành lập doanh nghiệp.

2. Nội dung đăng báo gồm:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; họ và tên của chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có) và của Tổng giám đốc Tổng công ty nhà nước hoặc Giám đốc doanh nghiệp độc lập khác; số điện thoại, điện báo, điện tín viễn thông;

b) Số tài khoản; ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản; vốn điều lệ tại thời điểm thành lập;

c) Tên cơ quan ra quyết định thành lập; số và ngày ký Quyết định thành lập; số đăng ký kinh doanh, ngày và tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

d) Ngành nghề kinh doanh;

đ) Thời điểm bắt đầu hoạt động và thời hạn hoạt động.

Điều 11.- Thành lập đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện.

1. Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước quyết định thành lập các đơn vị hạch toán phụ thuộc của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trong tổng công ty.

2. Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước hoặc giám đốc doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị quyết định thành lập đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp mình.

3. Doanh nghiệp được lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương có trụ sở chính của doanh nghiệp, sau khi có văn bản thoả thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự định đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

4. Doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện quy định chức năng, nhiệm vụ và nội dung hoạt động cụ thể cho đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện.

5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi lập đơn vị phụ thuộc hoặc chi nhánh, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở đơn vị phụ thuộc hoặc chi nhánh.

6. Việc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài được thực hiện theo quy định hiện hành.

II- TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 12.- Tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước.

1. Việc hợp nhất, chia tách doanh nghiệp nhà nước độc lập hoặc thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước để thành lập một số doanh nghiệp độc lập hoặc thành viên của tổng công ty; việc chuyển một doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc thành doanh nghiệp độc lập hoặc thành viên hạch toán độc lập trong tổng công ty, phải do người ký Quyết định thành lập doanh nghiệp đó quyết định và thực hiện theo đúng thủ tục, trình tự thành lập doanh nghiệp quy định tại Mục I của Nghị định này.

2. Việc sáp nhập một hoặc một số doanh nghiệp vào một doanh nghiệp độc lập khác, phải được người ký Quyết định thành lập các doanh nghiệp đó quyết định phương án sáp nhập và xoá tên các doanh nghiệp bị sáp nhập. Doanh nghiệp tiếp nhận doanh nghiệp bị sáp nhập vẫn giữ nguyên pháp nhân, không phải làm lại thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, nhưng phải đăng ký vốn điều lệ mới sau khi thực hiện việc sáp nhập. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung về sự thay đổi ngành nghề này.

3. Việc kết nạp thành viên mới hoặc giải quyết cho các đơn vị thành viên ra khỏi tổng công ty nhà nước, do Hội đồng quản trị tổng công ty đề nghị người ký Quyết định thành lập tổng công ty xem xét, quyết định. Đối với tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Thủ tướng có thể uỷ quyền cho một Bộ trưởng xem xét, quyết định. Trường hợp doanh nghiệp độc lập ngoài tổng công ty muốn tham gia tổng công ty thì doanh nghiệp đó có đơn xin gia nhập và phải được người quyết định thành lập doanh nghiệp đó đồng ý bằng văn bản.

Điều 13.- Các thay đổi khác sau đăng ký kinh doanh.

1. Ngoài những ngành nghề phải được phép của Thủ tướng Chính phủ và những ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh theo quy định hiện hành, doanh nghiệp được thay đổi ngành nghề kinh doanh trong phạm vi không làm thay đổi ngành nghề cấp 1, đồng thời phải đăng ký sự thay đổi ngành nghề này với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi đã được thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp phải đăng báo về dự thay đổi ngành nghề kinh doanh; cơ quan cấp giấy chứng nhận kinh doanh phải gửi bản sao giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh đến các cơ quan quy định tại Khoản 6, Điều 9 của Nghị định này. Trường hợp thay đổi ngành nghề kinh doanh dẫn đến làm thay đổi ngành nghề cấp 1 của doanh nghiệp, thì phải được người quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý và doanh nghiệp phải đăng ký sự thay đổi ngành nghề đó với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải đăng báo về sự thay đổi ngành nghề kinh doanh này như quy định trên đây.

2. Trường hợp cần đổi tên các đơn vị thành viên của tổng công ty nhà nước hoặc doanh nghiệp độc lập, thì Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), hoặc giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) báo cáo với người quyết định thành lập để xem xét, quyết định. Sau khi được phép đổi tên, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để đổi tên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; khắc lại con dấu và đăng báo theo quy định tại nghị định này.

3. Nếu cần thay đổi địa điểm kinh doanh hoặc nơi đóng trụ sở chính, doanh nghiệp phải có phương án di chuyển địa điểm và giấy chứng nhận về quyền sử dụng nhà, đất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự định đặt địa điểm kinh doanh hoặc trụ sở mới để trình người quyết định thành lập xem xét, quyết định. Sau khi được phép di chuyển, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các cơ quan liên quan và phải đăng báo về dự thay đổi địa diểm kinh doanh hoặc trụ sở chính.

4. Việc sắp cếp lại cơ cấu tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý và điều hành, thay đổi cán bộ chủ chốt phải thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp và theo những quy định có liên quan khác của pháp luật.

Điều 14.- Uỷ quyền quyết định tổ chức lại các đơn vị thành viên tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập.

Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho một Bộ trưởng quyết định việc tổ chức lại các đơn vị thành viên của tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Điều 15.- Giải thể doanh nghiệp nhà nước.

1. Doanh nghiệp nhà nước bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;

b) Hết thời hạn kinh doanh ghi trong Quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không gia hạn;

c) Kinh doanh thua lỗ kéo dài, nhưng chưa đến mức mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tuy đã áp dụng các hình thức tổ chức lại nhưng không thể khắc phục được;

d) Doanh nghiệp không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định, sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.

2. Người quyết định thành lập có quyền Quyết định giải thể doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đã được thành lập theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ thì việc ký Quyết định giải thể cũng phải theo sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.

3. Người ký Quyết định giải thể (theo phân cấp hoặc uỷ quyền) phải thành lập Hội đồng giải thể doanh nghiệp.

4. Trình tự, thủ tục và các biện pháp cụ thể tiến hành giải thể doanh nghiệp nhà nước phải theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 16.- Phá sản doanh nghiệp nhà nước.

Việc giải quyết phá sản doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17.- Đối tượng áp dụng.

1. Nghị định này áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 1 và Điều 2, Luật doanh nghiệp nhà nước.

2. Trình tự, thủ tục thành lập, hình thức tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp do các doanh nghiệp nhà nước góp vốn điều lệ, thực hiện theo quy định tại Luật Công ty.

Điều 18.- Thời điểm có hiệu lực thi hành và hướng dẫn thực hiện.

1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 388/HĐBT, ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Các Quyết định số 315/HĐBT ngày 1 tháng 9 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh, số 330/HĐBT ngày 23 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng bổ sung sửa đổi Quyết định số 315/HĐBT ngày 1 tháng 9 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng không còn hiệu lực thi hành.

Việc phê duyệt phương án tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện các phương án tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng phê duyệt theo Chỉ thị số 500/TTg ngày 25 tháng 8 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ phải hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 1996. Sau thời hạn đó, các doanh nghiệp nhà nước chưa được sắp xếp lại theo Chỉ thị số 500/TTg đều phải thực hiện việc tổ chức và sắp xếp lại theo đúng quy định tại Nghị định này.

Các quy định khác trước đây trái với Nghị định này đều được bãi bỏ.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan nhà nước khác có liên quan để chậm nhất là cuối quý III năm 1996 hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, biện pháp tiến hành giải thể doanh nghiệp nhà nước, việc thành lập và quy chế hoạt động của hội đồng giải thể.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ khác, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)


PHỤ LỤC SỐ 1

NGÀNH, LĨNH VỰC ĐƯỢC NHÀ NƯỚC ƯU TIÊN XEM XÉT ĐẦU TƯ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1. Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

2. Cung cấp dịch vụ giao thông công chính ở đô thị và vùng công nghiệp.

3. Sản xuất, cung ứng điện trong hệ thống mạng lưới điện quốc gia.

4. Cung cấp các dịch vụ về cảng hàng không, cảng biển, cảng sông quốc gia quan trọng, vận tải viễn dương, vận tải trong hệ thống đường sắt quốc gia và các tuyến vận tải đường bộ trọng yếu của Nhà nước.

5. Cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông có đầu tư công nghệ mới và phục vụ cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo và vùng còn chậm phát triển.

6. Xây dựng, quản lý các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông có quy mô lớn và vừa.

7. Sản xuất, nuôi trồng cây con giống gốc; công nghệ sinh học tiên tiến.

8. Cung cấp các dịch vụ trọng yếu phát triển văn hoá, xã hội.

9. Cung cấp các dịch vụ về bảo vệ môi trường, sinh thái.

10. Khai thác dầu thô, khí đốt thiên nhiên.

11. Khai thác khoáng sản với quy mô lớn.

12. Sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng mới và vật liệu mới.

13. Luyện kim.

14. Cơ khí chế tạo các thiết bị thay thế nhập khẩu.

15. Sản xuất hoá chất cơ bản, hoá dược, hoá dầu.

16. Sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử, tin học, viễn thông.

17. Sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu có quy mô lớn.

18. Các ngành kinh doanh tiền tệ, tài chính, bảo hiểm.

19. Các ngành, lĩnh vực khác mà các thành phần kinh tế khác chưa hoặc không đầu tư, đặc biệt là tại các vùng chậm phát triển.


PHỤ LỤC SỐ 2

MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA TỪNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ÁP DỤNG CHO VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Đơn vị: triệu đồng

Mã số

Ngành nghề kinh doanh

Mức hiện hành

Mức mới

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

A. Nông nghiệp và lâm nghiệp

011

Trồng trọt,

250

3000

012

Chăn nuôi,

250

3000

012

Trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp,

250

3000

013

Dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi,

250

3000

020

Lâm nghiệp

250

3000

B. Thuỷ sản

050

Đánh bắt thuỷ sản, ươm, nuôi trồng thuỷ sản

1600

4000

C. Công nghiệp khai thác mỏ

101

Khai thác than,

6500

25000

111

Khai thác dầu thô và khí thiên nhiên

6500

25000

120

Khai thác quặng phóng xạ,

6500

25000

131-132

Khai thác quặng kim loại đen và kim loại màu,

6500

25000

141

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh,

500

3000

142

Khai thác vàng, đá quý và khai thác mỏ,

500

3000

D. Công nghiệp chế biến

151

Sản xuất chế biến và bảo quản thịt, thuỷ sản, rau quả, dầu mỡ,

350

3000

152

Sản xuất sản phẩm từ sữa,

350

3000

153

Xay xát, sản xuất bột, thức ăn gia súc,

250

3000

154

Sản xuất thực phẩm khác,

350

3000

155

Sản xuất đồ uống

350

3000

171

Sản xuất sợi dệt vải,

1500

6000

172

Sản xuất hàng dệt khác,

1500

6000

173

Sản xuất hàng đàn móc

1000

4000

181

Sản xuất trang phục, va li, túi xách, yên đệm,

1000

4000

191

Thuộc da, sơ chế da, thuộc và nhuộm da lông thú,

1000

4000

202

Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre nứa

1000

4000

210

Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy,

1000

4000

221

Xuất bản,

1000

4000

222

In, dịch vụ liên quan đến in,

1000

4000

231

Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ,

6000

20000

241

Sản xuất hoá chất

6000

10000

251

Sản xuất hoá chất từ cao su,

1000

5000

261

Sản xuất thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh

750

3000

269

Sản xuất sản phẩm từ khoáng sản phi kim loại

750

3000

271

Sản xuất sắt thép, kim loại màu từ quặng

6500

10000

273

Đúc kim loại

6500

10000

281

Sản xuất sản phẩm khác từ phôi kim loại,

2500

15000

289

Sản xuất các sản phẩm khác từ kim loại

5000

5000

291

Sản xuất máy thông dụng,

5000

5000

292

Sản xuất máy chuyên dùng,

5000

5000

293

Sản xuất thiết bị gia đình

2500

3000

300

Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính

2500

3000

313

Sản xuất cáp điện,

2000

3000

321

Sản xuất thiết bị và máy nghe nhìn

1500

10000

331

Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế,

750

3500

341

Sản xuất xe có động cơ, rơ móc,

5000

10000

351

Đóng và sửa chữa tàu thuyền

5000

20000

352

Đóng và sửa chữa đầu máy xe lửa

5000

20000

353

Sản xuất và sửa chữa phương tiện bay,

3000

20000

359

Sản xuất phương tiện vận tải khác,

250

3000

361

Sản xuất giường tủ, bàn ghề

250

3000

369

Sản xuất các sản phẩm khác (nhạc cụ thể thao đồ chơi),

1000

4000

Đ. Sản xuất và phân phối điện

401

Sản xuất, phân phối điện

1500

50000

E. Xây dựng

451

Xây dựng công trình,

1000

5000

454

Hoàn thiện công trình xây dựng

2000

5000

G. Thương nghiệp

501

Bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy,

500

2000

511

Bán đại lý,

250

1000

H. Khách sạn, nhà hàng

551

Khách sạn,

1000

3000

552

Nhà hàng

250

2000

I. Vận tải, kho bãi, thông tin

601

Vận tải đường bộ,

1500

10000

611

Vận tải thuỷ,

1500

15000

620

Vận tải hàng không,

1500

50000

630

Các hoạt động phụ trợ cho vận tải,

1000

3000

641

Bưu chính,

1000

10000

642

Viễn thông,

1500

50000

K. Tài chính, tín dụng

651

Trung gian tiền tệ,

1000

50000

659

Trung gian tài chính khác,

1000

50000

660

Bảo hiểm,

500

20000

671

Các hoạt động trợ giúp của trung gian tài chính,

500

5000

L. Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn

711

Kinh doanh bất động sản,

1000

10000

712

Môi giới, đấu giá bất động sản,

250

1000

721

Cho thuê phương tiện vận tải

500

5000

722

Cho thuê máy móc, thiết bị khác,

500

5000

731

Hoạt động liên quan đến máy tính,

500

5000

741

Hoạt động về pháp luật, kế toán, kiểm toán, tư vấn,

250

1000

742

Hoạt động về kiến trúc,

250

1000

749

Hoạt động về kinh doanh khác,

250

1000