Chương 1 Nghị định 41/2015/NĐ-CP Quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân dân", "Thầy thuốc Ưu tú"
Nghị định này quy định đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ, quy trình xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”.
Đối tượng được xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” gồm bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, lương y, lương dược và cán bộ quản lý y tế (sau đây gọi chung là thầy thuốc).
Trong Nghị định này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Thầy thuốc trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản là bác sỹ, dược sỹ và y sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên y, dược có trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên.
2. Thầy thuốc làm công tác quản lý y tế là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở y tế; viên chức làm việc trong các phòng, ban, văn phòng của bệnh viện, viện, trung tâm; cán bộ, công chức tại phòng Y tế, Sở Y tế, Bộ Y tế; công chức chuyên trách công tác quản lý y tế tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Thầy thuốc làm công tác nghiên cứu y, dược là thầy thuốc, trực tiếp làm công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu y, dược của các đơn vị chuyên môn kỹ thuật y tế hoặc tại các phòng xét nghiệm (labo) của các đơn vị có chức năng nghiên cứu y, dược trong ngành Y tế.
4. Lương y là người có hiểu biết về lý luận y dược học cổ truyền, có kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y dược học cổ truyền có dùng thuốc hoặc không dùng thuốc được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đồng y trung ương hoặc Hội đồng y cấp tỉnh.
5. Lương dược là người có hiểu biết sâu về lý luận y học cổ truyền cũng như kỹ thuật thực hành trong lĩnh vực chế biến và bào chế, sản xuất và dùng thuốc y học cổ truyền; đã được cấp Giấy chứng nhận lương dược do cơ sở có chức năng đào tạo được Bộ Y tế chỉ định đào tạo và cấp bằng.
6. Thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế là thời gian thường xuyên làm công tác khám bệnh, chữa bệnh; y học cổ truyền; kiểm nghiệm thuốc và thực phẩm; sản xuất dược phẩm; nghiên cứu y, dược; phòng chống dịch, bệnh; giám định y khoa và truyền thông giáo dục sức khỏe.
Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” được xét 3 năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, theo kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Điều 5. Quyền lợi và trách nhiệm của “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”
1. Cá nhân đạt danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” được tặng:
a) Huy hiệu và Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước;
b) Tiền thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;
c) Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Cá nhân đạt danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” có trách nhiệm tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, tài năng để thực sự là gương sáng cho đồng nghiệp noi theo và nhân dân quý trọng.
Điều 6. Cách tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế
1. Thời gian công tác của các cá nhân làm chuyên môn kỹ thuật y tế tại các chiến trường B, C, K; chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và quân tình nguyện Việt Nam tại Lào và Campuchia được tính là thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế và mỗi 01 năm công tác được tính bằng 01 năm 06 tháng.
2. Thời gian công tác trong các lĩnh vực đặc biệt: Điều trị lao, phong, tâm thần, HIV/AIDS; pháp y; giải phẫu bệnh và công tác tại các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo thì mỗi 01 năm công tác được tính bằng 01 năm 02 tháng.
3. Thầy thuốc trong thời gian làm quản lý y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất dược phẩm, nghiên cứu y dược, phòng, chống dịch bệnh vẫn trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật thì thời gian làm quản lý đó được tính là thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.
4. Thời gian thầy thuốc đi học không gắn với bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ y, dược theo hình thức tập trung trên 12 tháng hoặc thời gian xin nghỉ không hưởng lương hoặc nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉ phép quá thời hạn theo quy định của pháp luật thì không được tính là thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.
5. Trường hợp các thầy thuốc có sự chuyển đổi vị trí công tác, gián đoạn thời gian trực tiếp làm chuyên môn thì được cộng dồn các thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.
Trường hợp chuyển đổi đơn vị công tác, đã nghỉ hưu, đang làm công tác giảng dạy mà tại đơn vị đang công tác hoặc nơi cư trú không đủ điều kiện thành lập Hội đồng, cá nhân đề nghị xét tặng theo quy định sau:
1. Cá nhân chuyển đơn vị công tác được đề nghị xét tặng tại đơn vị trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật hoặc quản lý về y tế trước khi chuyển công tác.
2. Cá nhân đã nghỉ hưu nhưng không quá ba năm tính từ thời điểm nghỉ hưu mà không hoạt động chuyên môn kỹ thuật về y tế được đề nghị xét tặng tại đơn vị công tác trước khi nghỉ hưu.
3. Trường hợp cá nhân làm công tác giảng dạy lâm sàng, cận lâm sàng, phòng chống dịch, bệnh tại nhiều cơ sở thực hành khác nhau thì được đề nghị xét tặng tại cơ sở có thời gian thực hành lâu nhất.
4. Trường hợp cá nhân làm công tác giảng dạy lâm sàng, cận lâm sàng, phòng chống dịch, bệnh tại các cơ sở thực hành thì phải có xác nhận của cơ sở thực hành và được đề nghị xét tặng tại đơn vị đang công tác.
Điều 8. Kinh phí tổ chức xét tặng
1. Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” được quy định như sau:
a) Bộ Y tế có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động xét tặng và hoạt động của Hội đồng cấp Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động xét tặng và hoạt động của Hội đồng cấp Bộ, tỉnh theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động xét tặng và hoạt động của Hội đồng cấp cơ sở theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” để thực hiện các hoạt động sau:
a) Xây dựng, triển khai kế hoạch xét chọn của Hội đồng;
b) Thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng;
c) Tổ chức phiên họp hội đồng;
d) Công bố thông tin về kết quả xét chọn của Hội đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến công chúng;
đ) Họp báo công bố kết quả xét chọn của Hội đồng;
e) Tổ chức Lễ trao tặng;
g) In chụp tài liệu phục vụ cho xét tặng;
h) Các hoạt động khác theo quy định.
Nghị định 41/2015/NĐ-CP Quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân dân", "Thầy thuốc Ưu tú"
- Số hiệu: 41/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/05/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 551 đến số 552
- Ngày hiệu lực: 20/06/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng xét tặng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thời gian xét tặng
- Điều 5. Quyền lợi và trách nhiệm của “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”
- Điều 6. Cách tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế
- Điều 7. Xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” cho cá nhân chuyển đổi đơn vị công tác, đã nghỉ hưu, đang làm công tác giảng dạy
- Điều 8. Kinh phí tổ chức xét tặng
- Điều 9. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”
- Điều 10. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”
- Điều 11. Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”
- Điều 12. Hội đồng cấp cơ sở
- Điều 13. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh
- Điều 14. Hội đồng cấp Nhà nước