Chương 2 Nghị định 40/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng Đề cương chiến lược và gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển). Đề cương chiến lược gồm các nội dung chính sau:
a) Sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của chiến lược;
b) Các căn cứ lập chiến lược;
c) Phạm vi, thời kỳ lập, tầm nhìn chiến lược;
d) Các định hướng và nội dung chủ yếu của chiến lược.
2. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng dự thảo chiến lược, lấy ý kiến về dự thảo chiến lược theo quy định tại
Điều 4. Lấy ý kiến về dự thảo chiến lược
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Gửi dự thảo chiến lược kèm theo báo cáo thuyết minh và dự thảo Tờ trình phê duyệt chiến lược để lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển;
b) Đăng công khai toàn văn dự thảo Tờ trình phê duyệt chiến lược, dự thảo chiến lược và báo cáo thuyết minh trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển.
2. Các cơ quan được lấy ý kiến về dự thảo chiến lược có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan chủ trì lập chiến lược.
Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn về dự thảo chiến lược; tổng hợp các ý kiến góp ý và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan; đăng công khai báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển.
1. Hồ sơ thẩm định gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định chiến lược;
b) Dự thảo Tờ trình phê duyệt chiến lược;
c) Dự thảo chiến lược và báo cáo thuyết minh;
d) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.
2. Nội dung thẩm định gồm:
a) Các căn cứ lập chiến lược;
b) Quan Điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, Mục tiêu của chiến lược;
c) Sự phù hợp và tính khả thi của chiến lược với yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo để phát triển bền vững.
3. Việc thẩm định chiến lược được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập với cơ cấu gồm 01 Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 01 Phó Chủ tịch hội đồng, 02 Ủy viên phản biện, 01 Ủy viên thư ký và các Ủy viên khác là đại diện của các bộ, ngành có liên quan và một số chuyên gia, nhà khoa học.
4. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định và gửi báo cáo kết quả thẩm định cho cơ quan chủ trì lập chiến lược để tiếp thu, hoàn thiện dự thảo chiến lược.
Điều 6. Phê duyệt, công bố chiến lược
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ chiến lược và trình Chính phủ phê duyệt.
2. Hồ sơ trình Chính phủ phê duyệt chiến lược gồm:
a) Tờ trình phê duyệt chiến lược;
b) Dự thảo chiến lược và báo cáo thuyết minh;
c) Báo cáo kết quả thẩm định chiến lược;
d) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của hội đồng thẩm định và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan;
e) Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phê duyệt chiến lược.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chiến lược được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố chiến lược và công khai chiến lược trong suốt kỳ chiến lược.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển tổ chức, kiểm tra việc thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh có biển có trách nhiệm rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung chiến lược của ngành, địa phương có nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường cho phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
3. Định kỳ 05 năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đánh giá việc thực hiện chiến lược, trường hợp cần thiết kiến nghị Chính phủ Điều chỉnh chiến lược để bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị định 40/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Số hiệu: 40/2016/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/05/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 445 đến số 446
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Lập chiến lược
- Điều 4. Lấy ý kiến về dự thảo chiến lược
- Điều 5. Thẩm định chiến lược
- Điều 6. Phê duyệt, công bố chiến lược
- Điều 7. Thực hiện chiến lược
- Điều 8. Phạm vi vùng bờ
- Điều 9. Lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 10. Lấy ý kiến về dự thảo quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 11. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch
- Điều 12. Điều chỉnh quy hoạch
- Điều 13. Thời hạn chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 14. Lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 15. Lấy ý kiến về chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 16. Thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 17. Phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 18. Đánh giá việc thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 19. Điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 20. Nguyên tắc, căn cứ xây dựng chương trình
- Điều 21. Yêu cầu của chương trình
- Điều 22. Các bước lập chương trình
- Điều 23. Đề xuất các dự án, đề án, nhiệm vụ để đưa vào chương trình
- Điều 24. Tổng hợp, rà soát các dự án, đề án, nhiệm vụ và xây dựng dự thảo chương trình
- Điều 25. Lấy ý kiến về dự thảo chương trình
- Điều 26. Phê duyệt chương trình
- Điều 27. Lập, phê duyệt, Điều chỉnh dự án, đề án, nhiệm vụ thuộc chương trình; Điều chỉnh chương trình
- Điều 28. Tổ chức thực hiện chương trình
- Điều 29. Giao nộp, lưu giữ kết quả thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ của chương trình
- Điều 30. Đánh giá việc thực hiện chương trình trọng Điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 31. Lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 32. Thu thập, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ
- Điều 33. Xác định các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 34. Lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về dự thảo Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 35. Phê duyệt Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 36. Xác định đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm
- Điều 37. Chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 38. Lấy ý kiến về ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển, phê duyệt ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 39. Công bố, cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 40. Điều chỉnh ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 41. Hạn chế các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 42. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thiết lập, quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thiết lập, quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 44. Phân loại hải đảo
- Điều 45. Tiêu chí phân loại hải đảo
- Điều 46. Lập, phê duyệt Danh Mục phân loại hải đảo
- Điều 49. Cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 50. Gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 51. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 52. Trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 53. Cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 54. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 55. Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 56. Nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 57. Trình tự thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 58. Thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 59. Chấm dứt hiệu lực Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 60. Danh Mục vật, chất được nhận chìm ở biển
- Điều 61. Mục đích phối hợp
- Điều 62. Phối hợp xây dựng, thực thi pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 63. Phối hợp lập và tổ chức thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 64. Phối hợp quản lý, thực hiện hoạt động Điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 65. Phối hợp trong việc thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 66. Phối hợp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 67. Phối hợp tuyên truyền về biển và hải đảo; phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 68. Phối hợp hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo