Mục 3 Chương 2 Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
Mục 3. THỦ TỤC GIÁM SÁT, GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG HỢP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 21. Thủ tục giám sát, giáo dục
1. Thủ tục giám sát, giáo dục đối với người được giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Mục này và quy định tại Điều 12, các Khoản 1, 2, 4 Điều 13, từ Điều 14 đến
2. Ngoài các nội dung cam kết quy định tại
a) Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động;
b) Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép.
Điều 22. Việc vắng mặt của người được giám sát, giáo dục tại nơi cư trú
1. Người được giám sát, giáo dục được phép vắng mặt tại nơi cư trú, nếu có lý do chính đáng và phải thực hiện khai báo tạm vắng.
Việc vắng mặt tại nơi cư trú có thể được thực hiện nhiều lần nhưng mỗi lần không quá 30 ngày và tổng thời gian vắng mặt không được vượt quá một Phần ba thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Trước khi đi khỏi nơi cư trú, người được giám sát, giáo dục phải thực hiện theo quy định sau:
a) Trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú dưới 15 ngày thì phải thông báo với người trực tiếp giám sát, giáo dục về lý do, thời gian vắng mặt tại nơi cư trú và nơi đến tạm trú. Người trực tiếp giám sát, giáo dục phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc người được giám sát, giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú;
b) Trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú từ 15 ngày đến 30 ngày thì phải làm đơn xin phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó ghi rõ lý do, thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú và ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Đơn xin phép được gửi đến người trực tiếp giám sát, giáo dục.
Ngay sau khi nhận được đơn xin phép, người trực tiếp giám sát, giáo dục phải có ý kiến và chuyển đơn đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin phép, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định và thông báo cho người làm đơn biết. Trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày về lại nơi cư trú, người được giám sát, giáo dục phải trực tiếp báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục và tiếp tục chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại nơi cư trú. Người trực tiếp giám sát, giáo dục báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc người được giám sát, giáo dục đã về lại nơi cư trú.
5. Nếu người được giám sát, giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú mà không tuân thủ quy định tại Điều này thì thời gian vắng mặt không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 23. Chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Khi nhận được đề nghị của người trực tiếp giám sát, giáo dục hoặc đơn đề nghị chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người được giám sát, giáo dục, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Công an cùng cấp tổ chức cuộc họp xem xét việc đề nghị cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chấm dứt thời hạn giáo dục cho người được giám sát, giáo dục.
Thành Phần tham gia cuộc họp gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; người trực tiếp giám sát, giáo dục; đại diện Công an cấp xã; Ban bảo vệ trẻ em cấp xã; người được giám sát, giáo dục; cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được giám sát, giáo dục.
Tại cuộc họp, người trực tiếp giám sát, giáo dục nhận xét về quá trình thực hiện nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục; người tham gia cuộc họp phát biểu ý kiến; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kết luận.
2. Trên cơ sở kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, công an cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp lập hồ sơ đề nghị chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn, gửi cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Hồ sơ đề nghị gồm có:
a) Đơn đề nghị chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người được giám sát, giáo dục;
b) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đề nghị cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chấm dứt thời hạn giám sát, giáo dục cho người được giám sát, giáo dục;
c) Bản nhận xét về quá trình thực hiện nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục.
Điều 24. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, trước khi hết thời hạn giám sát, giáo dục hoặc khi nhận được Quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn của cơ quan có thẩm quyền, người trực tiếp giám sát, giáo dục làm Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát, giáo dục gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và báo cáo kết thúc nhiệm vụ.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát, giáo dục, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giám sát, giáo dục theo Mẫu số 05c tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
- Số hiệu: 37/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/03/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 481 đến số 482
- Ngày hiệu lực: 10/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các nguyên tắc thực hiện việc giám sát, giáo dục
- Điều 4. Tính thời hạn giám sát, giáo dục
- Điều 5. Kinh phí thực hiện việc giám sát, giáo dục
- Điều 6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục
- Điều 7. Lập hồ sơ ban đầu, phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục
- Điều 8. Thông báo về việc thi hành biện pháp giám sát, giáo dục
- Điều 9. Xây dựng Báo cáo thu thập thông tin, xác định các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân và Điều kiện vi phạm pháp luật của người được giám sát, giáo dục
- Điều 10. Xây dựng, ban hành Kế hoạch giám sát, giáo dục
- Điều 11. Lập, quản lý hồ sơ thi hành biện pháp giám sát, giáo dục
- Điều 12. Nội dung và hình thức giám sát, giáo dục
- Điều 13. Cam kết của người được giám sát, giáo dục
- Điều 14. Thực hiện Kế hoạch giám sát, giáo dục
- Điều 15. Tổ chức cho người được giám sát, giáo dục thực hiện nghĩa vụ tham gia Chương trình học tập
- Điều 16. Tổ chức cho người được giám sát, giáo dục thực hiện nghĩa vụ tham gia Chương trình dạy nghề
- Điều 17. Tổ chức cho người được giám sát, giáo dục thực hiện nghĩa vụ tham gia lao động tại cộng đồng
- Điều 18. Việc thực hiện nghĩa vụ trình diện của người được giám sát, giáo dục
- Điều 19. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giám sát, giáo dục
- Điều 20. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách, biện pháp hòa giải tại cộng đồng
- Điều 21. Thủ tục giám sát, giáo dục
- Điều 22. Việc vắng mặt của người được giám sát, giáo dục tại nơi cư trú
- Điều 23. Chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Điều 24. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục
- Điều 26. Trách nhiệm và quyền của người trực tiếp giám sát, giáo dục
- Điều 27. Trách nhiệm của gia đình người được giám sát, giáo dục
- Điều 28. Trách nhiệm của nhà trường
- Điều 29. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 30. Trách nhiệm của Công an cấp xã
- Điều 31. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện việc giám sát, giáo dục