Điều 9 Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
Điều 9. Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng đối với người lao động quy định tại Khoản 1 và
1. Mức lương hưu hằng tháng của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là người lao động) được tính bằng tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ Điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
a) Người lao động bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
b) Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
c) Lao động nam bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
Năm bắt đầu hưởng lương hưu | Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45% |
2018 | 16 năm |
2019 | 17 năm |
2020 | 18 năm |
2021 | 19 năm |
Từ 2022 trở đi | 20 năm |
3. Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội, được xác định như sau:
a) Người lao động quy định tại Điểm a
b) Người lao động quy định tại Điểm b
c) Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi.
4. Cách tính giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng do nghỉ hưu trước tuổi thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội.
Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
- Số hiệu: 33/2016/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/05/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 347 đến số 348
- Ngày hiệu lực: 26/06/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều 4. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
- Điều 5. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ
- Điều 6. Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ
- Điều 7. Thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
- Điều 8. Đối tượng và Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng
- Điều 9. Mức lương hưu hằng tháng
- Điều 10. Bảo hiểm xã hội một lần
- Điều 11. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
- Điều 12. Chế độ hưu trí đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Điều 14. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
- Điều 15. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều 16. Truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều 17. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều 18. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội