Điều 35 Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
Điều 35. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
1. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được quy định
a) Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch phải thực hiện đăng ký và khai báo kiểm dịch nhập khẩu theo quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 30 hoặc
b) Trong trường hợp nhập khẩu động vật bằng đường biển, đường hàng không, kiểm dịch viên động vật tiến hành kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, tình trạng sức khoẻ động vật tại phao số 0 hoặc tại khu vực sân đỗ cảng hàng không;
c) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động vật khoẻ mạnh, sản phẩm động vật không có dấu hiệu biến chất hoặc mang mầm bệnh thì kiểm dịch viên động vật xác nhận để chủ hàng làm thủ tục hải quan và chuyển động vật, sản phẩm động vật đến khu hoặc cơ sở cách ly kiểm dịch;
d) Trong trường hợp hồ sơ kiểm dịch không hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu biết để kiểm tra lại và sửa đổi, hoàn chỉnh hồ sơ;
đ) Trong trường hợp xác định động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì xử lý giết mổ bắt buộc, tiêu hủy hoặc trả về nước xuất khẩu nếu động vật, sản phẩm động vật trên đường về nước xuất khẩu không phải quá cảnh một nước thứ ba;
e) Thời gian cách ly kiểm dịch động vật tuỳ theo từng bệnh, từng loài động vật nhưng không quá 45 (bốn lăm) ngày; thời gian cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật không quá 10 (mười) ngày. Nếu thời gian cách ly kiểm dịch quá thời hạn nêu trên thì cơ quan kiểm dịch động vật phải thông báo cho chủ hàng biết rõ lý do;
f) Sau thời gian cách ly kiểm dịch, động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định thì được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch;
g) Cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y đối với người tiếp xúc với động vật; vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ bốc dỡ, dụng cụ chứa đựng, phương tiện vận chuyển, nơi tập trung, cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, chất độn, chất thải động vật và các vật dụng khác có liên quan sau khi vận chuyển và sau mỗi đợt theo dõi cách ly kiểm dịch.
2. Kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật mang theo người được quy định
a) Chủ hàng phải khai báo vào tờ khai xuất nhập cảnh, xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y quốc gia nước xuất khẩu và được cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu kiểm tra;
b) Chủ hàng không phải khai báo, xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch trong các trường hợp mang thực phẩm chín có nguồn gốc động vật, không dùng để kinh doanh; các sản phẩm có nguồn gốc động vật đã qua chế biến công nghiệp và không dùng làm thực phẩm;
c) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu tiến hành kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, nếu hồ sơ hợp lệ và động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
3. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu gửi qua đường bưu điện được quy định
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch qua đường bưu điện phải đăng ký và khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 30 hoặc
b) Cơ quan kiểm dịch động vật kiểm tra động vật, sản phẩm động vật và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- Số hiệu: 33/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/03/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 05/04/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y
- Điều 4. Mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn
- Điều 5. Thú y tại các cơ sở
- Điều 6. Điều kiện vệ sinh thú y đối với chăn nuôi của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 7. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung
- Điều 8. Vệ sinh thú y đối với thức ăn, nước dùng trong chăn nuôi, bãi chăn thả, chất thải động vật
- Điều 9. Cách ly động vật trước khi đưa vào nuôi tại cơ sở
- Điều 10. Phòng bệnh bắt buộc cho động vật
- Điều 11. Trách nhiệm của chủ vật nuôi trong việc phòng bệnh cho động vật
- Điều 12. Xây dựng, quản lý vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 13. Chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật
- Điều 14. Chữa bệnh cho động vật
- Điều 15. Xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật
- Điều 16. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, cơ sở xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật, cơ sở phẫu thuật động vật
- Điều 17. Biện pháp thú y đối với vùng có ổ dịch cũ, vùng đã bị dịch uy hiếp
- Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khi công bố dịch bệnh động vật
- Điều 19. Quản lý vùng có dịch
- Điều 20. Cách ly động vật trong vùng có dịch
- Điều 21. Lưu thông động vật, sản phẩm động vật trong vùng có dịch
- Điều 22. Phòng bệnh bắt buộc cho động vật trong vùng có dịch
- Điều 23. Biện pháp đối với vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm
- Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y trong phòng, chống dịch bệnh động vật
- Điều 25. Xử lý động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
- Điều 26. Tiêu huỷ động vật và sản phẩm của động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
- Điều 27. Điều kiện và thẩm quyền công bố hết dịch
- Điều 28. Quỹ phòng, chống dịch bệnh động vật
- Điều 29. Nguyên tắc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Điều 30. Khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
- Điều 31. Khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư
- Điều 32. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước tại nơi xuất phát
- Điều 33. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông
- Điều 34. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu
- Điều 35. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
- Điều 36. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
- Điều 37. Nhận, gửi bệnh phẩm
- Điều 38. Quy định chung về giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
- Điều 39. Các trường hợp cấm giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
- Điều 40. Kiểm soát trước giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật trên cạn
- Điều 41. Kiểm soát trong quá trình giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
- Điều 42. Bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật sau giết mổ, sơ chế
- Điều 43. Thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y
- Điều 44. Điều kiện vệ sinh thú y đối với nơi tập trung để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
- Điều 45. Điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
- Điều 46. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
- Điều 47. Điều kiện vệ sinh thú y trong kinh doanh động vật, sản phẩm động vật
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y
- Điều 49. Trách nhiệm của kiểm dịch viên động vật
- Điều 50. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác
- Điều 51. Trách nhiệm của chủ hàng, chủ cơ sở
- Điều 52. Điều kiện sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 53. Điều kiện nhập khẩu thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 54. Điều kiện kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 55. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 56. Các trường hợp phải đăng ký lưu hành thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 57. Đăng ký lưu hành thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y mới sản xuất trong nước, nhập khẩu lần đầu.
- Điều 58. Đăng ký lại thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y đã được cấp số đăng ký lưu hành
- Điều 59. Nội dung GMP, thủ tục đăng ký cấp chứng nhận GMP
- Điều 60. Công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 61. Công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phù hợp tiêu chuẩn
- Điều 62. Xử lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 63. Chứng chỉ hành nghề thú y
- Điều 64. Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 65. Thủ tục cấp, thời hạn của chứng chỉ hành nghề thú y
- Điều 66. Những người không được cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y
- Điều 67. Các trường hợp phải thu hồi chứng chỉ hành nghề thú y
- Điều 68. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của người hành nghề thú y