Chương 5 Nghị định 32/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Chính phủ quản lý thống nhất hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trên phạm vi toàn quốc:
1. Quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Nghị định này và quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Thông báo các vấn đề có liên quan và gửi bản sao Giấy phép đã cấp mới, cấp lại hoặc gia hạn cho tàu cá nước ngoài tới Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Cảnh sát biển), Bộ Công an (Tổng cục An ninh), Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng hải), Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để phối hợp quản lý hoạt động của tàu cá nước ngoài.
3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc thẩm định cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư có nội dung đưa tàu cá nước ngoài vào hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
2. Các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam;
b) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi thẩm định cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư có nội dung đưa tàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
2. Phê duyệt về chủ trương các dự án hợp tác với nước ngoài về kinh doanh thu mua thủy sản, vận chuyển thủy sản, trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành thủy sản và của địa phương.
3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Nghị định 32/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
- Số hiệu: 32/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/03/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 206 đến số 207
- Ngày hiệu lực: 01/06/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
- Điều 5. Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài
- Điều 6. Cấp Giấy phép lần đầu
- Điều 7. Cấp lại và gia hạn Giấy phép
- Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép
- Điều 9. Các trường hợp Giấy phép mất hiệu lực
- Điều 10. Các trường hợp thu hồi Giấy phép
- Điều 11. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép
- Điều 12. Quyền của chủ tàu cá nước ngoài
- Điều 13. Trách nhiệm của chủ tàu cá nước ngoài
- Điều 14. Trách nhiệm của chủ tàu cá nước ngoài khi tàu kết thúc hoạt động
- Điều 15. Giám sát viên tàu cá
- Điều 16. Trách nhiệm của giám sát viên
- Điều 17. Quyền hạn của giám sát viên
- Điều 18. Quyền lợi của Giám sát viên
- Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
- Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 22. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
- Điều 23. Xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với tàu cá nước ngoài
- Điều 24. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
- Điều 25. Xử lý vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
- Điều 26. Khiếu nại, tố cáo