Chương 2 Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
Điều 3. Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
2. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông khi có thay đổi trong danh sách tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp.
Điều 4. Hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông dưới hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về viễn thông và pháp luật về đầu tư.
2. Trường hợp đầu tư trực tiếp để cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam. Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được phép liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.
3. Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch tài nguyên viễn thông; quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn đầu tư;
4. Tỷ lệ phần vốn góp của bên nước ngoài phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 5. Đăng ký, thẩm tra dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Dự án đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
2. Dự án đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
3. Dự án đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng phải thực hiện thủ tục thẩm tra, chấp thuận chủ trương đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Ngoài các nội dung thẩm tra theo quy định pháp luật về đầu tư, đối với dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông cần thẩm tra thêm các nội dung quy định tại
5. Hồ sơ dự án đầu tư, quy trình, thủ tục đăng ký, thẩm tra đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Điều 6. Xử lý vụ việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều 19 Luật Viễn thông.
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
c) Đối với vụ việc cạnh tranh phức tạp hoặc vụ việc có liên quan đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan đó trước khi ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
2. Thẩm quyền, thủ tục xử lý việc tập trung kinh tế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
a) Đối với việc tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% của một thị trường dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Đối với việc tập trung kinh tế có thị phần kết hợp chiếm trên 50% thị trường dịch vụ viễn thông, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định chấp thuận miễn trừ sau khi có văn bản chấp thuận miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh, Bộ Công thương gửi hồ sơ tới Bộ Thông tin và Truyền thông để lấy ý kiến. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Công thương.
Điều 7. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông phát sinh trực tiếp trong quá trình thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm:
a) Tranh chấp về kết nối viễn thông;
b) Tranh chấp về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông;
c) Tranh chấp về thanh toán giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông;
d) Các tranh chấp khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm tổ chức hiệp thương giữa các bên. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ có liên quan và có nghĩa vụ tham gia hiệp thương. Kết quả hiệp thương phải được lập thành văn bản;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hiệp thương, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ra quyết định giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định giải quyết tranh chấp, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
- Số hiệu: 25/2011/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/04/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 215 đến số 216
- Ngày hiệu lực: 01/06/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 4. Hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
- Điều 5. Đăng ký, thẩm tra dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 6. Xử lý vụ việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 7. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 8. Phân loại mạng viễn thông
- Điều 9. Phân loại dịch vụ viễn thông
- Điều 10. Kinh doanh hàng hóa viễn thông chuyên dùng, thiết bị vô tuyến điện
- Điều 11. Cung cấp dịch vụ viễn thông
- Điều 12. Bán lại dịch vụ viễn thông
- Điều 13. Hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông
- Điều 14. Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 15. Đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao
- Điều 16. Điều kiện ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 17. Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 18. Cấp giấy phép viễn thông
- Điều 19. Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất
- Điều 20. Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất
- Điều 21. Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh
- Điều 22. Bảo đảm thực hiện giấy phép viễn thông
- Điều 23. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 24. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 25. Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển
- Điều 26. Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng
- Điều 27. Cấp, gia hạn giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông
- Điều 28. Cấp lại giấy phép viễn thông
- Điều 29. Doanh thu viễn thông
- Điều 30. Phí quyền hoạt động viễn thông
- Điều 31. Phân bổ băng tần số, số thuê bao viễn thông
- Điều 32. Đổi số thuê bao viễn thông
- Điều 33. Quy trình thực hiện đổi số thuê bao viễn thông
- Điều 34. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật viễn thông và tần số vô tuyến điện
- Điều 35. Quản lý chất lượng viễn thông
- Điều 36. Nguyên tắc khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng
- Điều 37. Quản lý khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng
- Điều 38. Quản lý giá cước dịch vụ viễn thông
- Điều 39. Báo cáo nghiệp vụ viễn thông