Hệ thống pháp luật

Mục 4 Chương 2 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỐC LÁ

Điều 22. Hành vi vi phạm về giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng, mua bán giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư trồng cây thuốc lá mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá hết hiệu lực.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Điều 23. Hành vi vi phạm về điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá và kinh doanh nguyên liệu thuốc lá

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không niêm yết công khai tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá kèm theo mẫu lá thuốc lá nguyên liệu tại điểm thu mua nguyên liệu thuốc lá theo quy định;

b) Không có hợp đồng đầu tư trồng cây thuốc lá với người trồng thuốc lá hoặc hợp đồng mua bán nguyên liệu với doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá không phù hợp với quy mô kinh doanh theo quy định;

c) Không đăng ký hoặc đăng ký không đúng diện tích trồng nguyên liệu thuốc lá với chính quyền địa phương theo quy định;

d) Không có hợp đồng nhập khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp sản xuất thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá hoặc hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giống cây thuốc lá không theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý giống.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đầu tư phát triển vùng trồng cây thuốc lá không phù hợp với quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định;

c) Mua, bán nguyên liệu thuốc lá với cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện mua bán nguyên liệu thuốc lá theo quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh nguyên liệu thuốc lá hoặc giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này, trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Điều 24. Hành vi vi phạm về điều kiện mua bán sản phẩm thuốc lá

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng điều kiện về địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất và tổ chức hệ thống phân phối của đại lý bán lẻ thuốc lá theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng điều kiện về địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất, tổ chức hệ thống phân phối và năng lực tài chính của đại lý bán buôn thuốc lá theo quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Điều 25. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 10 bao (1 bao = 20 điếu, đối với các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao);

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 10 bao đến dưới 20 bao;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 20 bao đến dưới 50 bao;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 200 bao;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 200 bao đến dưới 400 bao;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 400 bao đến dưới 600 bao;

h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 600 bao đến dưới 800 bao;

i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 600 bao đến dưới 1.000 bao;

k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 600 bao đến dưới 1.000 bao;

l) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao;

m) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.400 bao;

n) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.400 bao đến dưới 1.500 bao;

o) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;

b) Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;

c) Người có hành vi giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 600 bao trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Điều 26. Hành vi vi phạm về kinh doanh nguyên liệu thuốc lá nhập lậu

1. Đối với hành vi kinh doanh nguyên liệu thuốc lá nhập lậu (dưới dạng lá khô chưa tách cọng, lá rời, lá đã sơ chế tách cọng hoặc thuốc lá sợi, thuốc lá tấm, cọng thuốc lá và các chế phẩm thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá được quy đổi theo khối lượng tương đương), mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng dưới 50 kg;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng từ 50 kg đến dưới 70 kg;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng từ 70 kg đến dưới 100 kg;

d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng từ 100 kg đến dưới 200 kg;

đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng từ 200 kg đến dưới 500 kg;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng từ 500 kg đến dưới 700 kg;

g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng từ 700 kg đến dưới 1.000 kg;

h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng từ trên 1.000 kg đến dưới 1.500 kg;

i) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg;

k) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng từ 2.000 kg trở lên.

2. Phạt tiền 100.000.000 đồng đối với người vi phạm trực tiếp nhập lậu nguyên liệu thuốc lá nhập lậu có trọng lượng từ 2.000 kg trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng xử phạt đối với:

a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi cố ý vận chuyển nguyên liệu thuốc lá nhập lậu;

b) Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ nguyên liệu thuốc lá nhập lậu;

c) Người có hành vi cố ý giao nhận nguyên liệu thuốc lá nhập lậu.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển nguyên liệu thuốc lá nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 1.000 kg trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh mua bán, chế biến nguyên liệu thuốc lá từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy nguyên liệu thuốc lá nhập lậu không đảm bảo chất lượng, kiểm dịch thực vật theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 27. Hành vi vi phạm về nhập khẩu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhập khẩu thuốc lá không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;

b) Nhập khẩu thuốc lá không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhập khẩu giấy cuốn điếu thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá khi không có giấy phép nhập khẩu theo quy định;

b) Nhập khẩu số lượng giấy cuốn điếu thuốc lá vượt quá chỉ tiêu nhập khẩu hàng năm đã được công bố;

c) Nhập khẩu thuốc lá với mục đích thương mại không đúng với nhãn hiệu đã đăng ký hoặc bảo hộ tại Việt Nam.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép sản xuất, kinh doanh thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 28. Hành vi vi phạm về mua bán, chuyển nhượng tem, giấy cuốn điếu

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng trái phép tem thuốc lá.

2. Đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng trái phép giấy cuốn điếu thuốc lá, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép sản xuất thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Điều 29. Hành vi vi phạm về dán tem nhập khẩu đối với thuốc lá nhập khẩu

1. Đối với hành vi không dán tem nhập khẩu đối với thuốc lá nhập khẩu với mục đích thương mại theo quy định, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định từ điểm b đến điểm k khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Điều 30. Hành vi vi phạm về dán tem đối với thuốc lá tiêu thụ trong nước

1. Đối với hành vi kinh doanh thuốc lá sản xuất trong nước không dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước theo quy định, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

l) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

m) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;

n) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

o) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với người sản xuất thuốc lá có hành vi không dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước theo quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi bán thuốc lá sản xuất trong nước không dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước quy định từ điểm đ đến điểm o khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép sản xuất thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với người sản xuất thuốc lá có hành vi không dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước quy định khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 31. Hành vi vi phạm về năng lực và sản lượng sản xuất thuốc lá

1. Đối với hành vi sản xuất sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước hàng năm vượt sản lượng được phép sản xuất, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp vượt dưới 05% sản lượng được phép sản xuất;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 05% đến dưới 10% sản lượng được phép sản xuất;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 10% đến dưới 15% sản lượng được phép sản xuất;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 15% đến dưới 20% sản lượng được phép sản xuất;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 20% sản lượng được phép sản xuất trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép sản xuất thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 32. Hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;

b) Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá.

3. Phạt tiền từ 2.000 000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về trưng bày thuốc lá tại điểm bán hàng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo quy định;

b) Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm;

c) Bán thuốc lá phía ngoài cổng các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường trong phạm vi 100m tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá theo quy định.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép bán buôn hoặc bán lẻ sản phẩm thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này.

Điều 33. Hành vi vi phạm về quản lý máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng chế độ báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thanh lý, tiêu hủy máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không đúng quy định;

b) Không tái xuất máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá khi hết thời gian được phép tạm nhập theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá mà không có giấy phép sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá theo quy định.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mua, bán, thuê, cho thuê hoặc thực hiện các hình thức chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá không đúng quy định;

b) Nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không đúng quy định hoặc sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá nhập khẩu không có nguồn gốc hợp pháp.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này.

Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

  • Số hiệu: 185/2013/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 15/11/2013
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 873 đến số 874
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH