Chương 4 Nghị định 175-CP năm 1994 hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Sau khi nhận được các thủ tục cho phép khai thác, sử dụng, tổ chức, cá nhân đứng tên trong giấy phép tiến hành các thủ tục đăng ký với chính quyền địa phương nơi trực tiếp quản lý các khu bảo tồn trên.
Giấy phép cần ghi rõ các nội dung sau: Đối tượng, phạm vi xin được sử dụng, mục đích và thời gian khai thác, các giải pháp bảo vệ môi trường trong khi khai thác.
Danh mục các loại tiêu chuẩn môi trường Việt
1- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường đất;
2- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường nước;
3- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường không khí;
4- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực tiếng ồn;
5- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực bức xạ và ion hoá;
6- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ khu vực dân cư;
7- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ khu sản xuất;
8- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ rừng;
9- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ hệ sinh vật;
10- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ hệ sinh thái;
11- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ biển;
12- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và cảnh quan thiên nhiên;
13- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng công nghiệp, đô thị và dân dụng;
14- Tiêu chuẩn môi trường liên quan đến việc vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các chất độc hại, phóng xạ;
15- Tiêu chuẩn môi trường trong khai thác các mỏ lộ thiên và khai thác các mỏ hầm lò;
16- Tiêu chuẩn môi trường đối với các phương tiện giao thông cơ giới;
17- Tiêu chuẩn môi trường đối với cơ sở có sử dụng các vi sinh vật;
18- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ lòng đất;
19- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường khu du lịch;
20- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu;
21- Tiêu chuẩn môi trường đối với bệnh viện và các khu chữa bệnh đặc biệt.
Tất cả tiêu chuẩn trong danh mục trên do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức biên soạn và ban hành.
Đối với các loài động vật, thực vật quý, hiếm theo "Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang đã có nguy cơ tuyệt chủng" (CITES) cần thực hiện theo đúng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Danh mục các giống loài của các đối tượng ghi trong Điều này do các Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công bố.
Trong trường hợp để quá hạn phải huỷ, cần làm đơn ghi rõ số lượng, đặc tính kỹ thuật, công nghệ huỷ và phải có sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và cơ quan công an được uỷ quyền.
Đối với các chất bảo vệ thực vật cần tuân thủ đúng Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.
Đối với những thiết bị lẻ quan trọng có liên quan đến bảo vệ môi trường, khi xét thấy cần thiết, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét và cho phép nhập.
Phân cấp giải quyết giấy phép về việc này như sau:
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp giấy phép cho các trường hợp nhập của các dự án, liên doanh được Hội đồng thẩm định của Nhà nước duyệt.
- Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường địa phương cấp giấy phép cho các trường hợp còn lại theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
2- Tất cả các loại phương tiện giao thông cơ giới khi vận hành phải bảo đảm mức độ tiếng ồn không vượt quá tiêu chuẩn quy định.
3- Đối với các loại phương tiện được phép vận hành trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, cần phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật để hạn chế tới mức tối đa lượng khói và chất thải độc hại vào môi trường. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1995 mọi loại phương tiện giao thông cơ giới trên địa bàn thành phố phải bảo đảm mức xả khói không vượt quá 60 đơn vị Hartridge, không được thải các chất gây ô nhiễm môi trường nêu trên và không được phép gây độ ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Phương tiện nào không đạt các tiêu chuẩn trên buộc phải đình chỉ hoạt động.
4- Các phương tiện giao thông có động cơ khi qua các bệnh viện, khu điều dưỡng, trường học và khu đông dân cư vào giờ nghỉ trưa và sau 22 giờ không được dùng còi.
Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra và cấp giấy phép về việc đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các phương tiện giao thông và vận tải.
2- Chất thải sinh hoạt tại các thành phố, đô thị, khu công nghiệp cần phải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy chế quản lý chất thải.
3- Chất thải có chứa vi sinh vật, vi trùng gây bệnh cần phải được xử lý nghiêm ngặt trước khi thải vào các khu chứa chất thải công cộng theo quy định hiện hành.
4- Chất thải chứa các hoá chất độc hại, khó phân huỷ phải được xử lý theo công nghệ riêng, không được thải vào các khu chứa chất thải sinh hoạt.
2- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các ngành, các địa phương lập danh mục các nguyên liệu thứ phẩm, các phế liệu bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường được phép nhập từ nước ngoài vào làm nguyên liệu sản xuất để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Chính phủ quy định việc sản xuất và sử dụng pháo hoa trong một số ngày lễ, tết đặc biệt.
2- Trường hợp sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng là sự cố gây tổn hại lớn và nghiêm trọng:
a) Đối với tính mạng và tài sản của nhiều người;
b) Đối với các cơ sở kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng;
c) Đối với khu vực rộng lớn thuộc phạm vi nhiều tỉnh, thành phố;
d) Đối với vùng có ảnh hưởng về mặt quốc tế.
3- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức một lực lượng chuyên trách để làm lòng cốt trong việc khắc phục sự cố về môi trường. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan lập phương án xây dựng các lực lượng này trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Tài chính quy định chi tiết chế độ thanh toán chi phí này.
Nghị định 175-CP năm 1994 hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- Số hiệu: 175-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/10/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 18/10/1994
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Nghị định này quy định chi tiết việc thi hành Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và Chủ tịch nước ra Lệnh công bố số 29-L/CTN ngày 10 tháng 1 năm 1994.
- Điều 2. Những quy định của Nghị định này được áp dụng đối với mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Luật Bảo vệ môi trường quy định.
- Điều 3. Những quy định về bảo vệ môi trường có liên quan đến quan hệ quốc tế phải được tổ chức và thực hiện phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
- Điều 4. 1- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình như sau:
- Điều 5. 1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
- Điều 6. 1- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
- Điều 7. Các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường như sau:
- Điều 8. Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về:
- Điều 9. Chủ đầu tư, chủ quản dự án hoặc Giám đốc các cơ quan, xí nghiệp... thuộc các đối tượng sau đây phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:
- Điều 10. 1- Nội dung đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Điều 11. 1- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 9, việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành thành 2 bước: sơ bộ và chi tiết (riêng các đối tượng nói tại Khoản 4 chỉ đánh giá chi tiết).
- Điều 12. 1- Các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng phải bảo đảm tính khách quan, tính khoa học, tính thực tiễn và phù hợp với trình độ quốc tế hiện hành.
- Điều 13. Hồ sơ xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Điều 14. 1- Việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở đang hoạt động được phân thành 2 cấp:
- Điều 15. 1- Việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường chịu trách nhiệm.
- Điều 16. Thời gian thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường không quá 2 tháng kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản liên quan.
- Điều 17. Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm giám sát việc thiết kế kỹ thuật và thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường theo kiến nghị của Hội đồng thẩm định.
- Điều 18. Trường hợp không nhất trí với kết luận của Hội đồng thẩm định, chủ đầu tư, chủ quản dự án hoặc Giám đốc cơ quan, xí nghiệp... có quyền khiếu nại với cơ quan đã quyết định thành lập Hội đồng và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên.
- Điều 19. Đối với các đối tượng nói tại Điều 9 của Nghị định này thuộc diện quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức xây dựng và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Điều 20. 1- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định này, việc xây dựng và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành từng bước và trong thời hạn theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Điều 21. Việc sử dụng, khai thác các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên... phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan. Trước khi cấp giấy phép, cơ quan quản lý ngành hữu quan phải được sự thoả thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Điều 22. Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến môi trường phải tuân theo các tiêu chuẩn môi trường.
- Điều 23. Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu các loài động vật, thực vật (kể cả hạt giống), các chủng vi sinh vật, các nguồn gien, đều phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và phải có phiếu kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền của Việt Nam. Khi phát hiện các đối tượng ghi trong giấy phép có nguy cơ gây dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm hoặc các nguy cơ gây ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường phải báo cáo khẩn cấp cho chính quyền địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nơi gần nhất để có biện pháp xử lý bao vây hoặc tiêu huỷ ngay.
- Điều 24. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu các hoá chất độc hại, các chế phẩm vi sinh vật phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Trong đơn cần ghi cụ thể mục đích sử dụng, số lượng, đặc tính kỹ thuật, thành phần và công thức nếu có, tên thương mại, hãng và nước sản xuất. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xuất khẩu, nhập khẩu đúng chủng loại và số lượng đã ghi trong giấy phép.
- Điều 25. Việc nhập khẩu các loại thiết bị toàn bộ và công nghệ theo các dự án, các liên doanh chỉ được thực hiện sau khi đã có luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt cùng với kết luận thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án do cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện.
- Điều 26. 1- Tất cả các phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ không được thải khói bụi, dầu, khí chứa chất độc ra môi trường vượt quá tiêu chuẩn quy định. Đối với các loại phương tiện giao thông kể trên được nhập vào Việt Nam từ ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực phải bảo đảm các chỉ tiêu chất thải theo tiêu chuẩn mới được phép vận hành.
- Điều 27. 1- Mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng v.v. .. có các chất thải ở các dạng rắn, lỏng, khí cần phải tổ chức xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở mình, công nghệ xử lý các loại chất thải trên phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Điều 28. 1- Nghiêm cấm việc xuất, nhập khẩu chất thải có chứa độc tố hay các vi trùng gây bệnh, có thể gây ô nhiễm môi trường.
- Điều 29. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, nghiêm cấm việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và sử dụng tất cả các loại pháo nổ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Điều 30. 1- Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ các trường hợp sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng và kiến nghị các biện pháp xử lý khẩn cấp để Thủ tướng ra quyết định.
- Điều 31. Việc thanh toán chi phí để khắc phục sự cố môi trường cho tổ chức, cá nhân được huy động phải tuân theo nguyên tắc thoả thuận giữa tổ chức, cá nhân được huy động với cơ quan có thẩm quyền huy động.
- Điều 32. Nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường gồm:
- Điều 33. Chính phủ lập quỹ dự phòng quốc gia khắc phục tình trạng suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự có môi trường nhằm chủ động đối phó với các trường hợp đột xuất về sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường.
- Điều 34. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực hoặc đối tượng sau đây phải nộp phí bảo vệ môi trường:
- Điều 35. Nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường hàng năm được chi cho các nội dung sau đây:
- Điều 36. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài chính quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản trong công tác bảo vệ môi trường phù hợp với các chế độ quản lý hiện hành.
- Điều 37. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ tổ chức và chỉ đạo thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường, với nhiệm vụ sau đây:
- Điều 38. Tổ chức, quyền hạn, phạm vi hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Tổng Thanh tra Nhà nước thống nhất quy định, phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Pháp lệnh Thanh tra.