Điều 98 Nghị định 175/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng
Điều 98. Điều kiện chung để cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định việc cấp chứng chỉ năng lực sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực.
2. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được đánh giá theo kinh nghiệm thực hiện công việc của tổ chức và năng lực hoạt động xây dựng của các cá nhân thuộc tổ chức theo quy định tại Nghị định này.
3. Điều kiện về kinh nghiệm thực hiện công việc của tổ chức như sau:
a) Kinh nghiệm của tổ chức được xác định là phù hợp khi công việc thực hiện theo nội dung kê khai đáp ứng các điều kiện: thuộc ngành, nghề kinh doanh của tổ chức đã được cấp; đã được nghiệm thu theo quy định; được thực hiện phù hợp với lĩnh vực hoạt động, hạng năng lực và trong thời hạn hiệu lực của chứng chỉ năng lực đã được cấp. Trường hợp kinh nghiệm của tổ chức được thực hiện trong thời gian không yêu cầu chứng chỉ năng lực thì phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của tổ chức đã được cấp và không quá 10 năm tính từ thời điểm ký biên bản nghiệm thu hoàn thành đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. Ngành, nghề kinh doanh của tổ chức được xác định là phù hợp khi có lĩnh vực hoạt động đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
b) Trường hợp tổ chức chỉ thực hiện hoạt động xây dựng đối với các công việc xây dựng chuyên biệt thì được đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với công việc xây dựng chuyên biệt thuộc công trình xây dựng đó;
c) Trường hợp tổ chức được chia tách, sáp nhập, hợp nhất thì được kế thừa nhân sự, kinh nghiệm nêu trong thỏa thuận chia tách, sáp nhập, hợp nhất theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
d) Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hạng III thì không yêu cầu chứng minh kinh nghiệm thực hiện công việc.
4. Điều kiện về nhân sự của tổ chức như sau:
a) Tổ chức được xác định có đủ điều kiện về nhân sự khi có các cá nhân là người lao động thuộc tổ chức theo quy định của pháp luật về lao động đáp ứng yêu cầu năng lực hoạt động xây dựng đối với loại hình đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
b) Mỗi cá nhân thuộc tổ chức được đảm nhận một hoặc nhiều chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng được điều kiện năng lực tương ứng theo quy định.
5. Yêu cầu đối với cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề hoặc cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng thuộc tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo lĩnh vực hoặc loại hình được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với tổ chức khảo sát xây dựng: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề lĩnh vực khảo sát xây dựng theo quy định tại Mục 1 Phụ lục VII Nghị định này, phù hợp với hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề đối với một lĩnh vực khảo sát xây dựng thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng đó;
b) Đối với tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng, giao thông, điện, cấp - thoát nước của đồ án quy hoạch xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng theo quy định tại Mục 2 Phụ lục VII Nghị định này, phù hợp với hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;
c) Đối với tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình dân dụng - nhà công nghiệp: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn kiến trúc, kết cấu công trình, cơ - điện công trình, cấp - thoát nước công trình của thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm: thiết kế kiến trúc theo quy định của pháp luật về Kiến trúc; thiết kế kết cấu công trình, thiết kế cơ - điện công trình (Hệ thống: điện; cấp - thoát nước công trình; thông gió - cấp thoát nhiệt) theo quy định tại Mục 3 Phụ lục VII Nghị định này, phù hợp với công việc đảm nhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp các cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì đối với một hoặc một số bộ môn của thiết kế xây dựng công trình thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực đối với nội dung thiết kế xây dựng của bộ môn đó;
d) Đối với tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; dầu khí; năng lượng (không bao gồm các nội dung về công nghệ thuộc chuyên ngành điện): cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn kết cấu công trình, cơ - điện công trình, cấp - thoát nước công trình của thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm: thiết kế kết cấu công trình, thiết kế cơ - điện công trình (hệ thống: điện; cấp - thoát nước công trình; thông gió - cấp thoát nhiệt) theo quy định tại Mục 3 Phụ lục VII Nghị định này, phù hợp với công việc đảm nhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp các cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì đối với một hoặc một số bộ môn của thiết kế xây dựng công trình thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực đối với nội dung thiết kế xây dựng của bộ môn đó;
đ) Đối với tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình giao thông: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình giao thông (đường bộ; đường sắt; cầu - hầm; đường thủy nội địa - hàng hải) theo quy định tại Mục 3 Phụ lục VII Nghị định này, phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;
e) Đối với tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều) theo quy định tại Mục 3 Phụ lục VII Nghị định này, phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;
g) Đối với tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn), thiết kế xây dựng công trình (kết cấu công trình) theo quy định tại Mục 3 Phụ lục VII Nghị định này, phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;
h) Đối với tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền, móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;...): cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng phù hợp với nội dung công việc chuyên biệt và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;
i) Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án: cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án theo quy định tại Mục 6 Phụ lục VII Nghị định này, phù hợp với hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình, công việc đảm nhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;
k) Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình bao gồm thi công công tác xây dựng và công tác lắp đặt thiết bị công trình: cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 86 Nghị định này. Trường hợp tổ chức kê khai cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng có chứng chỉ hành nghề đối với một lĩnh vực giám sát thi công xây dựng (giám sát công tác xây dựng hoặc giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình) hoặc chỉ có kinh nghiệm chỉ huy trưởng đối với công tác xây dựng hoặc công tác lắp đặt thiết bị công trình thì được xét cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực thi công xây dựng tương ứng;
l) Đối với tổ chức giám sát thi công xây dựng bao gồm giám sát công tác xây dựng và giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình: cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng, giám sát viên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với lĩnh vực và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp cá nhân chỉ có chứng chỉ hành nghề đối với một lĩnh vực giám sát thi công xây dựng (giám sát công tác xây dựng hoặc giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình) thì chỉ được xét cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng tương ứng.
6. Cá nhân tham gia thực hiện công việc thuộc tổ chức là người lao động thuộc tổ chức theo quy định của pháp luật về lao động, được xác định là đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoặc loại hình đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khi có trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này phù hợp với công việc đảm nhận. Riêng trường hợp cá nhân phụ trách thi công phải có trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng với trình độ chuyên môn được đào tạo của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng.
7. Cấp công trình khi đánh giá kinh nghiệm và xác định phạm vi hoạt động xây dựng đối với các lĩnh vực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo quy định của pháp luật về phân cấp công trình xây dựng. Riêng đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, cấp công trình được xác định theo tiêu chí về quy mô kết cấu của quy định về phân cấp công trình.
Nghị định 175/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng
- Số hiệu: 175/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/12/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/12/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trình tự đầu tư xây dựng
- Điều 5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
- Điều 6. Nguyên tắc lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 7. Nguyên tắc thực hiện các thủ tục hành chính
- Điều 8. Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và các giải pháp công nghệ số
- Điều 9. Công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh
- Điều 10. Áp dụng tiêu chuẩn, vật liệu và công nghệ mới trong hoạt động xây dựng
- Điều 11. Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 12. Phân chia dự án thành phần
- Điều 13. Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
- Điều 14. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 15. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư
- Điều 16. Thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 17. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 18. Nội dung, kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 19. Trình tự thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 20. Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ
- Điều 21. Trình tự thực hiện thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ
- Điều 22. Phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng
- Điều 23. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
- Điều 24. Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 25. Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
- Điều 26. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
- Điều 27. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án
- Điều 28. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 29. Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng
- Điều 30. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng
- Điều 31. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
- Điều 32. Quản lý công tác khảo sát xây dựng
- Điều 33. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 34. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 35. Quy định chung về thiết kế xây dựng
- Điều 36. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng
- Điều 37. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng
- Điều 38. Nội dung thiết kế cơ sở
- Điều 39. Nội dung thiết kế kỹ thuật
- Điều 40. Nội dung thiết kế bản vẽ thi công
- Điều 41. Chỉ dẫn kỹ thuật
- Điều 42. Quản lý công tác thiết kế xây dựng
- Điều 43. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 44. Thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 45. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 46. Nội dung, kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 47. Trình tự thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 48. Phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 49. Điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 50. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng
- Điều 51. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
- Điều 52. Trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng
- Điều 53. Các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng
- Điều 54. Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Điều 55. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới
- Điều 56. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn
- Điều 57. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho toàn bộ công trình thuộc dự án, nhóm công trình thuộc dự án
- Điều 58. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
- Điều 59. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
- Điều 60. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình
- Điều 61. Giấy phép xây dựng có thời hạn
- Điều 62. Điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng
- Điều 63. Cấp lại giấy phép xây dựng
- Điều 64. Thu hồi, hủy, giấy phép xây dựng công trình
- Điều 65. Các trường hợp miễn giấy phép xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
- Điều 66. Công khai giấy phép xây dựng
- Điều 67. Quản lý trật tự xây dựng
- Điều 68. Quản lý đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước
- Điều 69. Quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp
- Điều 70. Nguyên tắc quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài
- Điều 71. Lập, thẩm tra, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công
- Điều 72. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
- Điều 73. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 74. Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động
- Điều 75. Cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề
- Điều 76. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề
- Điều 77. Thẩm quyền sát hạch, cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề
- Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 79. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 80. Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng
- Điều 81. Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng
- Điều 82. Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng
- Điều 83. Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
- Điều 84. Nội dung công việc và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng
- Điều 85. Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 86. Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được hành nghề chỉ huy trưởng công trường
- Điều 87. Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng
- Điều 88. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 89. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 90. Tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 91. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 92. Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 93. Đình chỉ và thu hồi Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 94. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
- Điều 95. Cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 96. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 97. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 98. Điều kiện chung để cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 99. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 100. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 101. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
- Điều 102. Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng
- Điều 103. Điều kiện năng lực của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng
- Điều 104. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
- Điều 105. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 106. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình
- Điều 107. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng
- Điều 108. Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng
- Điều 109. Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Điều 110. Đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng
- Điều 111. Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 112. Đình chỉ, thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 113. Nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài
- Điều 114. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 115. Hồ sơ đề nghị, thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 116. Điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 117. Thời hạn và lệ phí cấp, điều chỉnh Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
- Điều 118. Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 119. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài
- Điều 120. Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án hoặc nhà thầu chính đối với nhà thầu nước ngoài
- Điều 121. Trách nhiệm thi hành
- Điều 122. Xử lý chuyển tiếp
- Điều 123. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị như sau:
- Điều 124. Hiệu lực thi hành