Mục 2 Chương 3 Nghị định 175/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng
Điều 35. Quy định chung về thiết kế xây dựng
1. Quy định chung và yêu cầu đối với thiết kế xây dựng được quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
2. Tùy theo quy mô, tính chất của dự án, số bước thiết kế xây dựng được xác định tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
3. Nội dung của từng bước thiết kế xây dựng phải đáp ứng các quy định của pháp luật về xây dựng và phù hợp với mục đích, nhiệm vụ thiết kế xây dựng đặt ra cho từng bước thiết kế xây dựng.
4. Công trình được thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số kỹ thuật chủ yếu của thiết kế ở bước trước. Trong quá trình lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, chủ đầu tư được quyết định việc điều chỉnh thiết kế nhằm đáp ứng hiệu quả và yêu cầu sử dụng khi không dẫn đến thay đổi thiết kế cơ sở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
5. Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (khi chưa xác định chủ đầu tư) chịu trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng trừ các bước thiết kế xây dựng được giao cho nhà thầu xây dựng lập theo quy định của hợp đồng.
6. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định, kiểm soát bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
Điều 36. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng
1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (khi chưa xác định chủ đầu tư) lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về thiết kế xây dựng theo quy định tại Nghị định này lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.
2. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia để góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế.
3. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:
a) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
b) Mục tiêu xây dựng công trình;
c) Địa điểm xây dựng công trình;
d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
đ) Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng, tiêu chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
4. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả và yêu cầu sử dụng dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án chấp thuận bằng văn bản riêng hoặc tại nhiệm vụ thiết kế đối với nhiệm vụ thiết kế được thuê lập theo khoản 1 của Điều này.
Điều 37. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng
1. Hồ sơ thiết kế xây dựng được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế và các tài liệu có liên quan theo từng bước thiết kế quy định tại Điều 38, Điều 39 và Điều 40 Nghị định này.
2. Bản vẽ thiết kế xây dựng phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế. Đối với trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng là tổ chức, bản vẽ phải được ký và đóng dấu của tổ chức theo quy định.
3. Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được đóng thành tập hồ sơ, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
4. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật về kiến trúc.
Điều 38. Nội dung thiết kế cơ sở
1. Thiết kế cơ sở phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 và thể hiện được giải pháp thiết kế, các thông số kỹ thuật chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện để triển khai bước thiết kế tiếp theo. Thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.
2. Nội dung thuyết minh tính toán kết cấu công trình và nền (nếu có) gồm:
a) Danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, loại, cấp công trình sử dụng trong việc tính toán;
b) Tải trọng và tác động, phân tích giải pháp thiết kế được lựa chọn để bảo đảm an toàn xây dựng và bảng tính kèm theo (nếu có);
c) Bảng tổng hợp kết quả tính toán các tiêu chí đánh giá về an toàn tổng thể hệ kết cấu công trình gồm: ổn định (nếu có), chuyển vị (nếu có), biến dạng giới hạn của nền móng, một số tiêu chí khác liên quan đến an toàn kết cấu công trình quy định tại tiêu chuẩn áp dụng và có đối chiếu, so sánh với các thông số nêu tại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng.
3. Thuyết minh về giải pháp thiết kế đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ khi có yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn và quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Bản vẽ thiết kế cơ sở phải thể hiện được các nội dung về kích thước, thông số kỹ thuật và vật liệu chủ yếu được sử dụng, bao gồm:
a) Tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
b) Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình hoặc các bản vẽ theo yêu cầu chuyên ngành thể hiện kích thước, thông số kỹ thuật của công trình;
c) Phương án kết cấu chính;
d) Giải pháp thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình;
đ) Giải pháp thiết kế phòng cháy chữa cháy (nếu có yêu cầu);
e) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ (đối với công trình có yêu cầu công nghệ);
g) Các bản vẽ khác theo yêu cầu của dự án.
Điều 39. Nội dung thiết kế kỹ thuật
1. Thiết kế kỹ thuật phải bảo đảm các nội dung theo quy định tại Điều 80 của Luật Xây dựng năm 2014, thể hiện các giải pháp, thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, phù hợp với thiết kế cơ sở được phê duyệt. Thiết kế kỹ thuật bao gồm thuyết minh, các bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật và hướng dẫn bảo trì.
2. Nội dung về thuyết minh tính toán kết cấu công trình và nền (nếu có) được quy định như sau:
a) Danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, loại, cấp công trình sử dụng trong việc tính toán;
b) Tải trọng và tác động, kết quả tính toán chi tiết, đầy đủ các cấu kiện chịu lực, bộ phận của công trình và bảng tính kèm theo;
c) Bảng tổng hợp kết quả tính toán thể hiện tiêu chí đánh giá an toàn kết cấu công trình gồm: ổn định (nếu có), chuyển vị, biến dạng giới hạn của nền móng; khả năng chịu lực, biến dạng, ổn định cục bộ (nếu có) của các cấu kiện chịu lực; một số tiêu chí khác trong trường hợp cần thiết và có đối chiếu, so sánh với các thông số nêu tại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng làm cơ sở để nhà thầu tư vấn thẩm tra xem xét, kiểm tính và kết luận về an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng.
3. Thuyết minh và bản vẽ thiết kế kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ khi có yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn về an toàn cháy và các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Bản vẽ thiết kế kỹ thuật phải thể hiện đầy đủ các giải pháp, kích thước chi tiết, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng đảm bảo đủ điều kiện để lập thiết kế bản vẽ thi công.
5. Chỉ dẫn kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định này. Hướng dẫn bảo trì thực hiện theo quy định tại Điều 126 của Luật Xây dựng năm 2014 và quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 40. Nội dung thiết kế bản vẽ thi công
1. Thiết kế bản vẽ thi công phải đáp ứng các nội dung theo quy định tại Điều 80 Luật Xây dựng; thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng, chi tiết cấu tạo, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng; phù hợp với thiết kế cơ sở được phê duyệt trong trường hợp thiết kế hai bước, thiết kế kỹ thuật được phê duyệt trong trường hợp thiết kế ba bước. Thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và các bản vẽ. Trường hợp thiết kế hai bước, nội dung thiết kế bản vẽ thi công cần bổ sung thêm chỉ dẫn kỹ thuật và hướng dẫn bảo trì.
2. Nội dung thuyết minh tính toán kết cấu công trình và nền (nếu có) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định này trong trường hợp thiết kế hai bước hoặc thiết kế một bước đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
3. Thuyết minh và bản vẽ thiết kế thi công đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ khi có yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn và quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công phải thể hiện đầy đủ các giải pháp, kích thước chi tiết, thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
5. Đối với trường hợp thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
1. Chỉ dẫn kỹ thuật là tài liệu không tách rời của hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết cơ sở; chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn được phê duyệt tại Quyết định phê duyệt dự án.
3. Chỉ dẫn kỹ thuật phải lập riêng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng.
Điều 42. Quản lý công tác thiết kế xây dựng
1. Nhà thầu thiết kế xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện.
2. Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.
3. Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế xây dựng nếu đạt yêu cầu.
Nghị định 175/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng
- Số hiệu: 175/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/12/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/12/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trình tự đầu tư xây dựng
- Điều 5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
- Điều 6. Nguyên tắc lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 7. Nguyên tắc thực hiện các thủ tục hành chính
- Điều 8. Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và các giải pháp công nghệ số
- Điều 9. Công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh
- Điều 10. Áp dụng tiêu chuẩn, vật liệu và công nghệ mới trong hoạt động xây dựng
- Điều 11. Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 12. Phân chia dự án thành phần
- Điều 13. Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
- Điều 14. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 15. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư
- Điều 16. Thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 17. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 18. Nội dung, kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 19. Trình tự thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 20. Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ
- Điều 21. Trình tự thực hiện thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ
- Điều 22. Phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng
- Điều 23. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
- Điều 24. Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 25. Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
- Điều 26. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
- Điều 27. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án
- Điều 28. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 29. Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng
- Điều 30. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng
- Điều 31. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
- Điều 32. Quản lý công tác khảo sát xây dựng
- Điều 33. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 34. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 35. Quy định chung về thiết kế xây dựng
- Điều 36. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng
- Điều 37. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng
- Điều 38. Nội dung thiết kế cơ sở
- Điều 39. Nội dung thiết kế kỹ thuật
- Điều 40. Nội dung thiết kế bản vẽ thi công
- Điều 41. Chỉ dẫn kỹ thuật
- Điều 42. Quản lý công tác thiết kế xây dựng
- Điều 43. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 44. Thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 45. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 46. Nội dung, kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 47. Trình tự thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 48. Phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 49. Điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 50. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng
- Điều 51. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
- Điều 52. Trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng
- Điều 53. Các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng
- Điều 54. Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Điều 55. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới
- Điều 56. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn
- Điều 57. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho toàn bộ công trình thuộc dự án, nhóm công trình thuộc dự án
- Điều 58. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
- Điều 59. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
- Điều 60. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình
- Điều 61. Giấy phép xây dựng có thời hạn
- Điều 62. Điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng
- Điều 63. Cấp lại giấy phép xây dựng
- Điều 64. Thu hồi, hủy, giấy phép xây dựng công trình
- Điều 65. Các trường hợp miễn giấy phép xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
- Điều 66. Công khai giấy phép xây dựng
- Điều 67. Quản lý trật tự xây dựng
- Điều 68. Quản lý đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước
- Điều 69. Quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp
- Điều 70. Nguyên tắc quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài
- Điều 71. Lập, thẩm tra, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công
- Điều 72. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
- Điều 73. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 74. Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động
- Điều 75. Cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề
- Điều 76. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề
- Điều 77. Thẩm quyền sát hạch, cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề
- Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 79. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 80. Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng
- Điều 81. Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng
- Điều 82. Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng
- Điều 83. Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
- Điều 84. Nội dung công việc và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng
- Điều 85. Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 86. Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được hành nghề chỉ huy trưởng công trường
- Điều 87. Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng
- Điều 88. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 89. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 90. Tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 91. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 92. Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 93. Đình chỉ và thu hồi Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 94. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
- Điều 95. Cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 96. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 97. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 98. Điều kiện chung để cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 99. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 100. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 101. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
- Điều 102. Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng
- Điều 103. Điều kiện năng lực của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng
- Điều 104. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
- Điều 105. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 106. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình
- Điều 107. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng
- Điều 108. Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng
- Điều 109. Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Điều 110. Đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng
- Điều 111. Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 112. Đình chỉ, thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 113. Nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài
- Điều 114. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 115. Hồ sơ đề nghị, thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 116. Điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 117. Thời hạn và lệ phí cấp, điều chỉnh Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
- Điều 118. Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 119. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài
- Điều 120. Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án hoặc nhà thầu chính đối với nhà thầu nước ngoài
- Điều 121. Trách nhiệm thi hành
- Điều 122. Xử lý chuyển tiếp
- Điều 123. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị như sau:
- Điều 124. Hiệu lực thi hành