Điều 6 Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán
Điều 6. Tài liệu kế toán sao chụp
1. Tài liệu kế toán sao chụp phải được chụp từ bản chính. Tài liệu kế toán sao chụp có giá trị và thực hiện lưu trữ như bản chính. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật đơn vị kế toán lưu bản chính hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán. Đơn vị kế toán chỉ được sao chụp tài liệu kế toán trong các trường hợp quy định tài khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
2. Trường hợp đơn vị kế toán có dự án vay nợ, viện trợ của nước ngoài theo cam kết phải nộp chứng từ kế toán bản chính cho nhà tài trợ nước ngoài thì chứng từ kế toán sao chụp sử dụng tại đơn vị phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của nhà tài trợ hoặc của đơn vị kế toán.
3. Trường hợp dự án, chương trình, đề tài do một cơ quan, đơn vị chủ trì nhưng được triển khai ở nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau thì chứng từ kế toán được lưu trữ tại cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí dự án, chương trình, đề tài. Trường hợp có quy định phải gửi chứng từ về cơ quan, đơn vị chủ trì thì cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí thực hiện sao chụp chứng từ kế toán và gửi bản sao chụp có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị cho cơ quan, đơn vị chủ trì.
4. Trường hợp tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu bản chính thì tài liệu kế toán sao chụp để lại đơn vị phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán theo quy định tại
5. Trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại do nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn và các nguyên nhân khách quan khác thì đơn vị kế toán phải đến đơn vị mua, đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các đơn vị có liên quan khác để xin sao chụp tài liệu kế toán. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị mua, đơn vị bán hoặc các đơn vị có liên quan khác.
6. Trường hợp đơn vị có liên quan đến việc cung cấp tài liệu kế toán để sao chụp đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động thì người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán cần sao chụp tài liệu kế toán phải thành lập hội đồng và lập "Biên bản xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được" đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định đó.
Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
- Điều 5. Chứng từ kế toán
- Điều 6. Tài liệu kế toán sao chụp
- Điều 7. Niêm phong, tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán
- Điều 8. Loại tài liệu kế toán phải lưu trữ
- Điều 9. Bảo quản, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
- Điều 10. Tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử
- Điều 11. Nơi lưu trữ tài liệu kế toán
- Điều 12. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm
- Điều 13. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm
- Điều 14. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn
- Điều 15. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
- Điều 16. Tiêu hủy tài liệu kế toán
- Điều 17. Thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán
- Điều 18. Tổ chức bộ máy kế toán
- Điều 19. Những người không được làm kế toán
- Điều 20. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán
- Điều 21. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán
- Điều 22. Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán
- Điều 23. Kế toán đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh và tổ hợp tác, nhà thầu nước ngoài
- Điều 24. Việc kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề
- Điều 25. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
- Điều 26. Tỷ lệ vốn góp của thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 27. Tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 28. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
- Điều 29. Đối tượng được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam
- Điều 30. Điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
- Điều 31. Phương thức cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
- Điều 32. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
- Điều 33. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có tham gia liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
- Điều 34. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài