Điều 4 Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán
Điều 4. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
1. Đơn vị tiền tệ sử dụng kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND". Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, đơn vị kế toán phải đồng thời theo dõi nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ khác có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam và ngoại tệ cần quy đổi.
Đơn vị kế toán có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, chịu trách nhiệm về lựa chọn đó trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ trong kế toán và chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi phát sinh các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
3. Các đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán bao gồm tấn, tạ, yến, kilôgam, mét vuông, mét khối, ngày công, giờ công và các đơn vị đo lường khác theo quy định của pháp luật về đo lường.
4. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các công ty con, đơn vị kế toán trực thuộc hoặc đơn vị kế toán cấp trên trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tổng quyết toán ngân sách năm từ báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới nếu có ít nhất 1 chỉ tiêu trên báo cáo có từ 9 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng), có từ 12 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng (1.000.000 đồng), có từ 15 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng (1.000.000.000 đồng).
5. Đơn vị kế toán khi công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: Chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng 5 trở lên thì được tăng thêm 1 đơn vị; nếu nhỏ hơn 5 thì không tính.
Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
- Điều 5. Chứng từ kế toán
- Điều 6. Tài liệu kế toán sao chụp
- Điều 7. Niêm phong, tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán
- Điều 8. Loại tài liệu kế toán phải lưu trữ
- Điều 9. Bảo quản, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
- Điều 10. Tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử
- Điều 11. Nơi lưu trữ tài liệu kế toán
- Điều 12. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm
- Điều 13. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm
- Điều 14. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn
- Điều 15. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
- Điều 16. Tiêu hủy tài liệu kế toán
- Điều 17. Thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán
- Điều 18. Tổ chức bộ máy kế toán
- Điều 19. Những người không được làm kế toán
- Điều 20. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán
- Điều 21. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán
- Điều 22. Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán
- Điều 23. Kế toán đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh và tổ hợp tác, nhà thầu nước ngoài
- Điều 24. Việc kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề
- Điều 25. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
- Điều 26. Tỷ lệ vốn góp của thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 27. Tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 28. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
- Điều 29. Đối tượng được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam
- Điều 30. Điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
- Điều 31. Phương thức cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
- Điều 32. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
- Điều 33. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có tham gia liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
- Điều 34. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài