Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán
1. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu theo các nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán.
2. Đơn vị kế toán trong hoạt động kinh doanh được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị mình trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp người khiếm thị là người bị mù hoàn toàn thì khi ký chứng từ kế toán phải có người sáng mắt được phân công của đơn vị phát sinh chứng từ chứng kiến. Đối với người khiếm thị không bị mù hoàn toàn thì thực hiện ký chứng từ kế toán như quy định tại Luật kế toán.
4. Đơn vị kế toán sử dụng chứng từ điện tử theo quy định tại Điều 17 Luật kế toán thì được sử dụng chữ ký điện tử trong công tác kế toán. Chữ ký điện tử và việc sử dụng chữ ký điện tử được thực hiện theo quy định của Luật giao dịch điện tử.
5. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán
- Số hiệu: 174/2016/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/12/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 51 đến số 52
- Ngày hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
- Điều 5. Chứng từ kế toán
- Điều 6. Tài liệu kế toán sao chụp
- Điều 7. Niêm phong, tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán
- Điều 8. Loại tài liệu kế toán phải lưu trữ
- Điều 9. Bảo quản, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
- Điều 10. Tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử
- Điều 11. Nơi lưu trữ tài liệu kế toán
- Điều 12. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm
- Điều 13. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm
- Điều 14. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn
- Điều 15. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
- Điều 16. Tiêu hủy tài liệu kế toán
- Điều 17. Thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán
- Điều 18. Tổ chức bộ máy kế toán
- Điều 19. Những người không được làm kế toán
- Điều 20. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán
- Điều 21. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán
- Điều 22. Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán
- Điều 23. Kế toán đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh và tổ hợp tác, nhà thầu nước ngoài
- Điều 24. Việc kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề
- Điều 25. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
- Điều 26. Tỷ lệ vốn góp của thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 27. Tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 28. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
- Điều 29. Đối tượng được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam
- Điều 30. Điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
- Điều 31. Phương thức cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
- Điều 32. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
- Điều 33. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có tham gia liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
- Điều 34. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài