Mục 3 Chương 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP năm 2023 hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan
Mục 3. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
Điều 69. Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây:
a) Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại: Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là kết quả (sản phẩm) của quyền tác giả, quyền liên quan và người bị thiệt hại là người có quyền hưởng lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó;
b) Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích quy định tại điểm a khoản này: Người bị thiệt hại có thể đạt được (thu được) lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó trong điều kiện nhất định nếu không có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra;
c) Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó: Trước khi xảy ra hành vi xâm phạm, người bị thiệt hại đã có lợi ích vật chất hoặc tinh thần và sau khi hành vi xâm phạm xảy ra người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc mất lợi ích mà họ đạt được trước khi có hành vi xâm phạm; giữa hành vi xâm phạm và sự giảm sút, mất lợi ích đó phải có mối quan hệ nhân quả.
3. Mức độ thiệt hại được xác định phù hợp với yếu tố xâm phạm quyền đối với đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan.
Việc xác định mức độ thiệt hại dựa trên chứng cứ về thiệt hại do các bên cung cấp, kể cả kết quả giám định và bản kê khai thiệt hại, trong đó làm rõ các căn cứ để xác định và tính toán mức độ thiệt hại.
Điều 70. Thiệt hại về tinh thần
Thiệt hại về tinh thần là các tổn hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn hại khác về tinh thần gây ra cho tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan do quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm dẫn đến bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, uy tín, danh tiếng, lòng tin vì bị hiểu nhầm, thời gian chịu đựng tổn thất, mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm và đến mức cá nhân, tổ chức vi phạm phải xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần.
Điều 71. Thiệt hại về tài sản
1. Thiệt hại về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ.
2. Giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:
a) Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;
b) Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Giá trị quyền tác giả, quyền liên quan trong tổng số tài sản của doanh nghiệp;
d) Giá trị đầu tư cho việc nghiên cứu, sáng tạo và phát triển để tạo ra tác phẩm, đối tượng quyền liên quan, bao gồm các chi phí đầu tư, nghiên cứu, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất, chi phí tiếp thị, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác.
3. Việc xác định giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 1 Điều này do doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá. Kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được sử dụng làm một trong những cơ sở để tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá của tài sản thẩm định giá.
Điều 72. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
1. Thu nhập, lợi nhuận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Thu nhập, lợi nhuận thu được do trực tiếp, gián tiếp khai thác, sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;
b) Thu nhập, lợi nhuận thu được do cho thuê đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính;
c) Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan;
d) Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:
a) Ảnh hưởng đến khai thác bình thường tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng: So sánh số lượng bản sao thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm; so sánh tần suất khai thác, sử dụng, công chiếu, phát sóng, truyền đạt, truy cập tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm; so sánh số lượng khách hàng sử dụng, thuê bao trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm;
b) So sánh giá bán thực tế trên thị trường của bản sao trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm;
c) Gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền: So sánh trực tiếp doanh thu có được từ việc khai thác, sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, tương ứng với từng loại thu nhập quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 73. Tổn thất về cơ hội kinh doanh
1. Cơ hội kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trong kinh doanh; số lượng khách hàng sử dụng;
b) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua quảng cáo, tiếp thị có sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua việc cho người khác thuê đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình;
d) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, chuyển nhượng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan cho người khác;
đ) Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp gây ra.
2. Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây ra.
Điều 74. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ gồm chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hóa xâm phạm, chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí hợp lý để thuê luật sư, chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
Nghị định 17/2023/NĐ-CP năm 2023 hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan
- Số hiệu: 17/2023/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/04/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/04/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 5. Trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 6. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
- Điều 7. Tác phẩm phái sinh
- Điều 8. Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
- Điều 9. Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác
- Điều 10. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
- Điều 11. Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc
- Điều 12. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính
- Điều 13. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
- Điều 14. Quyền nhân thân
- Điều 15. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng
- Điều 16. Quyền của đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả
- Điều 17. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm di cảo
- Điều 18. Chủ sở hữu quyền tác giả
- Điều 21. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 22. Sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan
- Điều 23. Sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 24. Sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc về công chúng
- Điều 25. Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép
- Điều 26. Sử dụng hợp lý tác phẩm
- Điều 27. Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước
- Điều 28. Trích dẫn hợp lý tác phẩm
- Điều 29. Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại
- Điều 30. Ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật
- Điều 31. Sao chép hợp lý một phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
- Điều 32. Trích dẫn hợp lý cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
- Điều 33. Bản sao tạm thời
- Điều 34. Sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan
- Điều 35. Trả tiền bản quyền trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan
- Điều 36. Khai thác, sử dụng quyền dịch các tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại
- Điều 37. Khai thác, sử dụng quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại
- Điều 38. Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
- Điều 39. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
- Điều 40. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
- Điều 41. Cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
- Điều 42. Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
- Điều 43. Yêu cầu về tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
- Điều 44. Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
- Điều 45. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 46. Biểu mức tiền bản quyền
- Điều 47. Phê duyệt biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền
- Điều 48. Thu, phân chia tiền bản quyền
- Điều 49. Trường hợp không tìm thấy hoặc không liên lạc được với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền
- Điều 50. Khai thác, sử dụng bản ghi âm, ghi hình do tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan cấp phép
- Điều 51. Cơ cấu tổ chức của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 52. Hội viên của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 53. Công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 54. Thực hiện chế độ báo cáo
- Điều 55. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 56. Quy định chung về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 57. Áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 58. Thực hiện quyền tự bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 59. Giả định về quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 60. Thông tin quản lý quyền
- Điều 61. Biện pháp công nghệ bảo vệ quyền
- Điều 62. Các tranh chấp về quyền tác giả
- Điều 63. Các tranh chấp về quyền liên quan
- Điều 64. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 65. Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 66. Xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả
- Điều 67. Xác định yếu tố xâm phạm quyền liên quan
- Điều 68. Căn cứ xác định tính chất và mức độ xâm phạm
- Điều 69. Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 70. Thiệt hại về tinh thần
- Điều 71. Thiệt hại về tài sản
- Điều 72. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
- Điều 73. Tổn thất về cơ hội kinh doanh
- Điều 74. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
- Điều 75. Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 76. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 77. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 78. Chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 79. Trách nhiệm của người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 80. Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 81. Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 82. Xử lý hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 83. Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại
- Điều 84. Buộc tiêu hủy
- Điều 85. Tịch thu
- Điều 86. Quyền yêu cầu kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 87. Cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn
- Điều 88. Thủ tục xử lý đơn
- Điều 89. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 90. Xử lý hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 91. Thủ tục kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 92. Giám định về quyền tác giả và quyền liên quan
- Điều 93. Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 94. Hình thức hoạt động giám định của giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 95. Tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 96. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên, Giấy chứng nhận tổ chức giám định
- Điều 97. Kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 98. Thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 99. Thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 100. Yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 101. Tiếp nhận yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 102. Hợp đồng dịch vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 103. Giao, nhận, trả lại đối tượng giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 104. Lấy mẫu giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 105. Thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 106. Giám định bổ sung, giám định lại
- Điều 107. Hội đồng tư vấn giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 108. Kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 109. Chi phí thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 110. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian
- Điều 111. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet
- Điều 112. Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 113. Quy trình gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian khi nhận được yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 114. Quy trình gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian khi nhận được yêu cầu của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan