Chương 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI NƯỚC NGOÀI
Mục I. XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ
Điều 57. Quản lý đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước
1. Công trình bí mật nhà nước được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan.
2. Việc tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng từ chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về đầu tư xây dựng và được quy định cụ thể trong quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc quản lý hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan trong quá trình đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 58. Quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp
Việc quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 được quy định cụ thể như sau:
1. Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định việc xây dựng công trình khẩn cấp thuộc phạm vi quản lý bằng lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.
3. Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm: giao tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp; quyết định về trình tự thực hiện khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng; quyết định về việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.
4. Sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm tổ chức lập và hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình, bao gồm: lệnh xây dựng công trình khẩn cấp; các tài liệu khảo sát xây dựng (nếu có); thiết kế điển hình hoặc thiết kế bản vẽ thi công (nếu có); nhật ký thi công xây dựng công trình và các hình ảnh ghi nhận quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có); các biên bản nghiệm thu, kết quả thí nghiệm, quan trắc, đo đạc (nếu có); hồ sơ quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng (nếu có); bản vẽ hoàn công; phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa công trình xây dựng vào sử dụng; biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; các căn cứ, cơ sở để xác định khối lượng công việc hoàn thành và các hồ sơ, văn bản, tài liệu khác có liên quan hoạt động đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp.
5. Đối với công trình xây dựng khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công, việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về quản lý, thanh toán, quyết toán đối với dự án khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công.
Mục 2. THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI NƯỚC NGOÀI
Điều 59. Nguyên tắc quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài
1. Việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư của các dự án sử dụng vốn đầu tư công tại nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Việc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài của các dự án còn lại thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Việc quyết định đầu tư dự án thực hiện theo pháp luật về đầu tư công đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đối với dự án của doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước.
3. Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý các dự án đầu tư của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và quy định pháp luật có liên quan.
4. Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư phải tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài, quy định pháp luật của quốc gia nơi đầu tư xây dựng công trình và các quy định cụ thể tại mục này, cụ thể như sau:
a) Việc lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thực hiện theo quy định tại
b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt các bước thiết kế xây dựng triển khai sau khi quyết định đầu tư dự án do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với pháp luật của quốc gia nơi đầu tư xây dựng công trình và điều kiện triển khai dự án;
c) Các nội dung về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; quy hoạch xây dựng; yêu cầu về điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa, môi trường; trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc; giấy phép xây dựng; Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng; hợp đồng xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu, bàn giao công trình và các nội dung, yêu cầu đặc thù khác được ưu tiên áp dụng theo quy định pháp luật của quốc gia nơi đầu tư xây dựng công trình, trừ trường hợp điều ước quốc tế hay thỏa thuận quốc tế có quy định khác;
d) Ưu tiên áp dụng quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng của quốc gia nơi xây dựng công trình khi xác định tổng mức đầu tư công trình, dự toán xây dựng công trình.
5. Việc quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài sử dụng vốn đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Chủ đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc tài liệu tương đương theo quy định của pháp luật nước sở tại (sau đây gọi chung là Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng), trình cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định để người quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.
2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm thiết kế cơ sở hoặc thiết kế xây dựng khác được lập theo thông lệ quốc tế phù hợp với bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi phải thể hiện được các nội dung chủ yếu sau:
a) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng;
b) Phân tích các điều kiện tự nhiên, lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô và hình thức đầu tư xây dựng dự án;
c) Sự phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch khác theo quy định của pháp luật nước sở tại;
d) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án;
đ) Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn;
e) Giải pháp tổ chức thực hiện dự án, xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức quản lý, thực hiện dự án, phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội;
g) Các nội dung khác theo đặc thù của từng dự án và quy định của pháp luật nước sở tại.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm thuê tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng có đủ năng lực để thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; kiểm tra, đánh giá đối với Báo cáo kết quả thẩm tra do tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện trước khi gửi đến cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư để thực hiện thẩm định.
4. Trên cơ sở Báo cáo kết quả thẩm tra, cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và xin ý kiến phối hợp của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong trường hợp cần thiết. Thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng được xin ý kiến phối hợp là thẩm quyền thẩm định đối với dự án có quy mô tương đương theo quy định tại Nghị định này.
5. Nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:
a) Sự tuân thủ các quy định pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;
b) Sự phù hợp của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng với chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận;
c) Kiểm tra Báo cáo kết quả thẩm tra về sự phù hợp của thiết kế xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch khác theo quy định của pháp luật nước sở tại, việc bảo đảm an toàn xây dựng, an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật có liên quan;
d) Yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án bao gồm lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng, quy mô đầu tư xây dựng dự án, xác định chủ đầu tư, hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án;
đ) Yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án bao gồm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, khả năng huy động vốn theo tiến độ, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế-xã hội;
e) Các nội dung khác theo yêu cầu của người quyết định đầu tư (nếu có).
Điều 61. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình, tự quyết định việc nghiệm thu công trình xây dựng và thanh lý hợp đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài. Chủ đầu tư lập Báo cáo hoàn thành công trình gửi người quyết định đầu tư để theo dõi và quản lý.
Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trình tự đầu tư xây dựng
- Điều 5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
- Điều 6. Ứng dụng mô hình thông tin công trình và các giải pháp công nghệ số
- Điều 7. Công trình hiệu quả năng lượng, công trình tiết kiệm tài nguyên và công trình xanh
- Điều 8. Quy định về áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài (gọi chung là tiêu chuẩn nước ngoài); tiêu chuẩn cơ sở; vật liệu và công nghệ mới trong hoạt động xây dựng
- Điều 9. Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 10. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 11. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 12. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư
- Điều 13. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 14. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 15. Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 16. Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ
- Điều 17. Trình tự thực hiện thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ
- Điều 18. Phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng
- Điều 19. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
- Điều 20. Lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 21. Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
- Điều 22. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
- Điều 23. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án
- Điều 24. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 25. Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng
- Điều 26. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng
- Điều 27. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
- Điều 28. Quản lý công tác khảo sát xây dựng
- Điều 29. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 30. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 31. Bước thiết kế xây dựng
- Điều 32. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng
- Điều 33. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng
- Điều 34. Quản lý công tác thiết kế xây dựng
- Điều 35. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 36. Thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 37. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 38. Quy trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Điều 39. Thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 40. Phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 41. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng
- Điều 42. Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Điều 43. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới
- Điều 44. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn
- Điều 45. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án, nhóm Công trình thuộc dự án
- Điều 46. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
- Điều 47. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
- Điều 48. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình
- Điều 49. Các trường hợp miễn giấy phép xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
- Điều 50. Giấy phép xây dựng có thời hạn
- Điều 51. Điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng
- Điều 52. Cấp lại giấy phép xây dựng
- Điều 53. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng công trình
- Điều 54. Trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng
- Điều 55. Công khai giấy phép xây dựng
- Điều 56. Quản lý trật tự xây dựng
- Điều 57. Quản lý đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước
- Điều 58. Quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp
- Điều 59. Nguyên tắc quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài
- Điều 60. Lập, thẩm tra, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công
- Điều 61. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
- Điều 62. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 63. Cấp, thu hồi, gia hạn chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 64. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 65. Quyền và trách nhiệm của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 66. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 67. Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 68. Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng
- Điều 69. Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng
- Điều 70. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng
- Điều 71. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
- Điều 72. Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng
- Điều 73. Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án
- Điều 74. Điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng công trường
- Điều 75. Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng
- Điều 76. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 77. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 78. Tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 79. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 80. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 81. Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 82. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 83. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 84. Cấp, thu hồi, gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
- Điều 86. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 87. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 88. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 89. Đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 90. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 91. Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng
- Điều 92. Điều kiện năng lực của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng
- Điều 93. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
- Điều 94. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 95. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình
- Điều 96. Điều kiệu năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng
- Điều 97. Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng
- Điều 98. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Điều 99. Đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng
- Điều 100. Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 101. Thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 102. Nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài
- Điều 103. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 104. Hồ sơ đề nghị, thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 105. Thời hạn và lệ phí cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 106. Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng
- Điều 107. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài
- Điều 108. Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án đối với nhà thầu nước ngoài
- Điều 109. Trách nhiệm thi hành
- Điều 110. Xử lý chuyển tiếp
- Điều 111. Hiệu lực thi hành