Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2001/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2001 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 15/2001/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 5 NĂM 2001 VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 11 tháng 12 năm 1998;
Để nâng cao kiến thức về quốc phòng, tăng cường xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định những nội dung cơ bản của công tác Giáo dục quốc phòng cho học sinh trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, sinh viên các trường cao đẳng, đại học trong nhà trường thuộc các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục; học viên trong các trường của cơ quan hành chính Nhà nước, của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội (gọi tắt là trường chính trị, hành chính, đoàn thể); cán bộ, công chức lãnh đạo chủ chốt các cấp; xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức; cơ cấu tổ chức, chế độ chính sách đối với công tác Giáo dục quốc phòng.
Điều 2. Vị trí, tính chất của công tác Giáo dục quốc phòng
1. Giáo dục quốc phòng thuộc nội dung của nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
2. Giáo dục quốc phòng là môn học chính khoá trong các trường, lớp đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; các trường chính trị, hành chính và đoàn thể.
Điều 3. Mục tiêu Giáo dục quốc phòng
Giáo dục quốc phòng nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, sức khoẻ và kiến thức quốc phòng, kỹ năng quân sự cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân.
Điều 4. Yêu cầu về Giáo dục quốc phòng
1. Giáo dục quốc phòng phải hợp lý, đồng bộ, thống nhất bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng.
2. Giáo dục quốc phòng phải được thực hiện theo chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực có hệ thống, phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng bậc học, cấp học.
Điều 5. Nguyên lý Giáo dục quốc phòng
Phải quán triệt và thực hiện đúng nguyên lý giáo dục của Đảng, Nhà nước; giáo dục phải có tính nhân dân, tính truyền thống của dân tộc, tính khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại, giáo dục lý thuyết đi đôi với thực hành.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
Điều 6. Đối tượng, nội dung Giáo dục quốc phòng
3. Cán bộ, công chức lãnh đạo chủ chốt các cấp của Đảng, Nhà nước.
Cán bộ, công chức của Đảng, Nhà nước giữ các chức vụ chủ chốt ở các cấp, được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng tại Học viện Quốc phòng hoặc ở trường Quân sự quân khu, trường Quân sự tỉnh theo phân cấp cho từng đối tượng. Nội dung, thời gian, chương trình cụ thể do Bộ Quốc phòng thống nhất với các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước để quy định phù hợp với sự phát triển của tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng - an ninh của đất nước trong từng thời gian.
4. Giáo dục quốc phòng cho các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 6.
a) Học sinh Trung học cơ sở: Giáo dục quốc phòng được thực hiện ngoại khoá, vận dụng lồng ghép vào các môn học khác có nội dung gần với hoạt động quốc phòng như thể dục, giáo dục công dân, lịch sử; tổ chức tham quan các di tích lịch sử, Bảo tàng Quân đội, tổ chức hội thi, hội khoẻ Phù Đổng....
b) Thanh, thiếu niên nếu có điều kiện về trình độ, sức khoẻ và tự nguyện, được giáo dục hướng nghiệp quốc phòng thông qua hình thức câu lạc bộ thể thao hướng nghiệp quốc phòng và kỹ thuật quân sự.
c) Đối với các tầng lớp quần chúng nhân dân, thực hiện việc tuyên truyền, Giáo dục quốc phòng thường xuyên, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể, quần chúng ở cơ sở.
Điều 7. Phương pháp Giáo dục quốc phòng và đánh giá kết quả môn học
Thực hiện yêu cầu chung về phương pháp Giáo dục quốc phòng quy định trong các Điều 24, 30, 36, 41 của Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 và các quy định cụ thể dưới đây:
1. Học sinh trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề thực hiện môn học Giáo dục quốc phòng tại trường. Phương pháp thực hiện môn học Giáo dục quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành và từng địa phương. Học sinh học đủ nội dung, chương trình Giáo dục quốc phòng theo quy định sẽ được dự kiểm tra, thi bộ môn. Kết quả kiểm tra, thi bộ môn, được ghi trong học bạ và được cộng để tính điểm trung bình khi xét tốt nghiệp.
2. Sinh viên các trường cao đẳng, đại học học môn Giáo dục quốc phòng tại trường hoặc tại các Trung tâm Giáo dục quốc phòng. Việc phân luồng sinh viên đến học Giáo dục quốc phòng tại các Trung tâm Giáo dục quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Sinh viên học đủ nội dung, chương trình Giáo dục quốc phòng, đủ điểm kiểm tra, thi học phần theo quy định sẽ được cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ về Giáo dục quốc phòng.
3. Học viên đào tạo tại các trường chính trị, hành chính và đoàn thể các cấp và các lớp đào tạo tại chức do các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện môn học Giáo dục quốc phòng tại trường; nếu học đủ nội dung, chương trình Giáo dục quốc phòng theo quy định sẽ được dự kiểm tra, thi bộ môn. Kết quả kiểm tra, thi bộ môn được ghi trong học bạ và được cộng để tính điểm trung bình khi xét tốt nghiệp.
4. Cán bộ, công chức chủ chốt các cấp của Đảng, Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 6, học đủ nội dung, chương trình Giáo dục quốc phòng và hoàn thành các bài kiểm tra, thi theo quy định sẽ được cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận hoàn thành khoá học Giáo dục quốc phòng.
Điều 8. Đối tượng miễn, hoãn học môn Giáo dục quốc phòng
1. Học sinh, sinh viên có dị tật bẩm sinh, làm hạn chế sự vận động; có giấy chứng nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên được miễn phần học thực hành.
2. Học sinh, sinh viên đã tham gia quân đội là sĩ quan được miễn học môn Giáo dục quốc phòng.
3. Học viên đào tạo, bồi dưỡng tại các trường chính trị, hành chính, đoàn thể đã qua quân đội là sĩ quan trung cấp trở lên có bằng tốt nghiệp đào tạo cơ bản tại các học viện trong quân đội được miễn học môn Giáo dục quốc phòng.
4. Các đối tượng đang học do sức khoẻ không bảo đảm, được tạm hoãn học môn Giáo dục quốc phòng, khi sức khoẻ trở lại bình thường, tiếp tục học nội dung chương trình đã quy định.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Giúp Chính phủ chủ trì và phối hợp các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Giáo dục quốc phòng.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan quy định nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu Giáo dục quốc phòng phù hợp với từng đối tượng, từng bậc học, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và công tác quốc phòng trong từng thời kỳ.
3. Chỉ đạo các quân khu, học viện, nhà trường, cơ quan, đơn vị quân đội phối hợp cùng các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo, các học viện, các trường chính trị, hành chính, đoàn thể các cấp tổ chức thực hiện công tác Giáo dục quốc phòng.
5. Tổ chức, quản lý và chỉ đạo các câu lạc bộ thể thao giáo dục hướng nghiệp quốc phòng và kỹ thuật quân sự phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng.
6. Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác Giáo dục quốc phòng ở các Bộ, ngành và địa phương.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Trực tiếp chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác Giáo dục quốc phòng ở các cơ sở thuộc ngành.
2. Ban hành chương trình, phát hành giáo trình, giáo khoa, tài liệu Giáo dục quốc phòng theo đề nghị của Bộ Quốc phòng; quy định về quy chế môn học Giáo dục quốc phòng cho các đối tượng trong hệ thống giáo dục quốc dân; quản lý, cấp chứng chỉ môn học Giáo dục quốc phòng; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất cho môn học Giáo dục quốc phòng trong các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc Bộ quản lý.
4. Phối hợp với Bộ Quốc phòng quản lý đội ngũ sĩ quan quân đội biệt phái làm công tác Giáo dục quốc phòng tại các đơn vị trực thuộc Bộ.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các ngành liên quan tổ chức xây dựng hệ thống trung tâm Giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên trong phạm vi cả nước.
6. Chủ trì và phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Giáo dục quốc phòng.
7. Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác Giáo dục quốc phòng trong các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức khác
3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia ban hành chương trình, phát hành giáo trình, giáo khoa, tài liệu Giáo dục quốc phòng theo đề nghị của Bộ Quốc phòng; thực hiện và hướng dẫn các trường thành viên thuộc quyền quản lý và các trường chính trị cấp tỉnh thực hiện nội dung, chương trình, quy chế môn học Giáo dục quốc phòng trong chương trình đào tạo chính khoá.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng trong việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng các Trung tâm Giáo dục quốc phòng; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương lập các dự án đầu tư cho công tác Giáo dục quốc phòng theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn, bảo đảm và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ngân sách Nhà nước về công tác Giáo dục quốc phòng ở các Bộ, ngành, các địa phương và ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia.
6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức khác, phối hợp chỉ đạo Giáo dục quốc phòng cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác Giáo dục quốc phòng cho các đối tượng thuộc địa phương quản lý.
Điều 12. Hội đồng Giáo dục quốc phòng
1. Hội đồng Giáo dục quốc phòng là tổ chức phối hợp liên ngành được tổ chức ở Trung ương, là cơ quan tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về phương hướng, chương trình, kế hoạch hoạt động và những công tác quan trọng về Giáo dục quốc phòng.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Giáo dục quốc phòng Trung ương do Thủ tướng Chính phủ quy định.
3. Quy chế làm việc của Hội đồng Giáo dục quốc phòng Trung ương do Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng Trung ương ban hành.
Điều 13. Tổ chức quản lý công tác Giáo dục quốc phòng
1. Bộ Quốc phòng tổ chức cơ quan chuyên trách thường trực, theo dõi, quản lý, chỉ đạo công tác Giáo dục quốc phòng. Các Quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được biên chế cán bộ chuyên trách thực hiện công tác Giáo dục quốc phòng.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương căn cứ vào nhu cầu công tác và tình hình thực tiễn của cơ quan và địa phương để phân công cán bộ đảm nhiệm công tác Giáo dục quốc phòng.
Điều 14. Cán bộ, giáo viên Giáo dục quốc phòng
1. Các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề công lập được biên chế giáo viên Giáo dục quốc phòng trong biên chế của Bộ chủ quản để thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng.
2. Giảng viên và giáo viên giáo dục quốc phòng một số trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị, hành chính, đoàn thể ở Trung ương và các trường chính trị địa phương, do sĩ quan quân đội biệt phái kết hợp với giảng viên trong biên chế chính thức của các trường đảm nhiệm.
3. Các Sở Giáo dục và Đào tạo bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong biên chế để quản lý công tác quốc phòng và giáo dục quốc phòng của ngành; một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng điểm do sĩ quan quân đội biệt phái sang Sở Giáo dục và Đào tạo để làm công tác quốc phòng và giáo dục quốc phòng.
BẢO ĐẢM CHO GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
Điều 15. Bảo đảm kinh phí cho Giáo dục quốc phòng
1. Ngân sách Nhà nước chi cho công tác Giáo dục quốc phòng được bố trí trong dự toán hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương các đoàn thể và các địa phương.
2. Chi cho công tác Giáo dục quốc phòng trong các học viên nhà trường và các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương cấp tỉnh, huyện, xã được bố trí trong dự toán chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo hàng năm.
3. Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các Trung tâm Giáo dục quốc phòng được bố trí theo dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ, công chức lãnh đạo chủ chốt học tại Học viện Quốc phòng và tại các trường Quân sự Quân khu được bố trí trong dự toán chi hàng năm của Bộ Quốc phòng; chi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ, công chức lãnh đạo chủ chốt học tại trường quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được bố trí dự toán chi trong sự nghiệp quốc phòng của địa phương.
5. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách chi cho công tác Giáo dục quốc phòng thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 16. Bảo đảm vật chất cho Giáo dục quốc phòng
1. Bộ Quốc phòng bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật, mô hình học cụ quân dụng chuyên dùng phục vụ dạy và học môn Giáo dục quốc phòng.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm phương tiện làm việc, tài liệu nghiên cứu cho cán bộ, giáo viên Giáo dục quốc phòng ở các cơ sở thuộc ngành quản lý.
Điều 17. Bảo đảm chế độ, quyền lợi của giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý Giáo dục quốc phòng
Giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý Giáo dục quốc phòng quy định tại
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác Giáo dục quốc phòng được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về công tác Giáo dục quốc phòng, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Hiệu lực của Nghị định
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Nghị định số 71/CP ngày 13 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng trong hệ thống các trường chính trị, hành chính, đoàn thể. Bãi bỏ các quy định trước đây về Giáo dục quốc phòng trái với Nghị định này.
Điều 21. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 22. Trách nhiệm thi hành Nghị định
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Quyết định 01/2006/QĐ-HĐGDQPTW ban hành kế hoạch công tác của Hội đồng giáo dục quốc phòng trung ương giai đoạn 2006 - 2010 do Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng trung ương ban hành
- 2Quyết định 51/2003/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình khung Giáo dục Đại học ngành Giáo dục Quốc phòng ghép môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 3Chỉ thị 420-CT năm 1991 về giáo dục quốc phòng và đào tạo sĩ quan dự bị trong học sinh, sinh viên do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 71-CP năm 1994 về giáo dục quốc phòng trong hệ thống các trường chính trị, hành chính, đoàn thể
- 5Thông tư 272/1997/TTLB hướng dẫn Nghị định 71/CP về giáo dục quốc phòng trong hệ thống các trường chính trị, hành chính do Bộ quốc phòng - Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành
- 6Chỉ thị 08/2002/CT-BGDĐT về đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng cho các trường trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 7Thông báo 174/2002/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng trung ương tại phiên họp Ban thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành ban hành
- 8Thông báo 83/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng Trung ương tại phiên họp Hội đồng giáo quốc phòng Trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 116/2007/NĐ-CP về giáo dục quốc phòng - an ninh
- 1Thông tư liên tịch 41/2004/TTLT-BGDĐT-BTC-BQP-BLĐTBXH về chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Quốc Phòng - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cung ban hành
- 2Quyết định 01/2006/QĐ-HĐGDQPTW ban hành kế hoạch công tác của Hội đồng giáo dục quốc phòng trung ương giai đoạn 2006 - 2010 do Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng trung ương ban hành
- 3Quyết định 51/2003/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình khung Giáo dục Đại học ngành Giáo dục Quốc phòng ghép môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 4Chỉ thị 420-CT năm 1991 về giáo dục quốc phòng và đào tạo sĩ quan dự bị trong học sinh, sinh viên do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 6Thông tư 272/1997/TTLB hướng dẫn Nghị định 71/CP về giáo dục quốc phòng trong hệ thống các trường chính trị, hành chính do Bộ quốc phòng - Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành
- 7Luật Giáo dục 1998
- 8Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- 9Thông tư liên tịch 4086/2001/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Nghị định 15/2001/NĐ-CP về giáo dục quốc phòng do Bộ Quốc phòng- Bộ Giao dục và đào tạo- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Tài chính ban hành
- 10Chỉ thị 08/2002/CT-BGDĐT về đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng cho các trường trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 11Thông báo 174/2002/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng trung ương tại phiên họp Ban thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành ban hành
- 12Thông báo 83/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng Trung ương tại phiên họp Hội đồng giáo quốc phòng Trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13Thông tư 43/2003/TT-BGDĐT hướng dẫn chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 14Thông tư liên tịch 28/2004/TTLT-BGD&ĐT-BLĐTBXH-BNV-BQP hướng dẫn tiêu chuẩn, nhiệm vụ, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên môn học Giáo dục quốc phòng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng ban hành