Mục 3 Chương 3 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Mục 3: ĐĂNG KÝ VIỆC NHẬN CHA, MẸ, CON
Điều 30. Điều kiện nhận cha, mẹ, con
1. Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp một hoặc cả hai bên không còn sống tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc có tranh chấp về xác định cha, mẹ, con thì vụ việc do Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.
3. Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.
4. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.
Điều 31. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
1. Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trong trường hợp người được nhận là cha, mẹ, con là công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của người đó công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
2. Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận công nhận và đăng ký việc người nước ngoài nhận công dân Việt Nam cư trú tại nước đó là cha, mẹ, con, nếu việc đăng ký không trái với pháp luật của nước tiếp nhận.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là cha, mẹ, con thì Cơ quan đại diện tại nước nơi cư trú của một trong hai bên, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Điều 32. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con
1. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
c) Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
d) Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con;
đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
2. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại
Điều 33. Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con
Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp cần xác minh theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 hoặc Điểm a
Điều 34. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Việt Nam
1. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời gian 07 ngày làm việc, đồng thời có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con.
2. Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian 07 ngày làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo ngay Sở Tư pháp.
3. Trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì Sở Tư pháp thực hiện xác minh.
4. Trên cơ sở thẩm tra, xác minh, nếu xét thấy các bên cha, mẹ, con đáp ứng đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con thì Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian thì Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con. Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.
Điều 35. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan đại diện
1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan đại diện có trách nhiệm:
a) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ nhận cha, mẹ, con; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì Cơ quan đại diện thực hiện xác minh;
b) Nếu xét thấy các bên yêu cầu đáp ứng đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con thì người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
Trong trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Cơ quan đại diện gửi văn bản thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian, Cơ quan đại diện ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con. Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.
Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
- Số hiệu: 126/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/12/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 71 đến số 72
- Ngày hiệu lực: 15/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Nguyên tắc áp dụng tập quán
- Điều 3. Thỏa thuận về áp dụng tập quán
- Điều 4. Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán
- Điều 5. Tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán
- Điều 6. Trách nhiệm về xây dựng danh mục tập quán được áp dụng
- Điều 7. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
- Điều 8. Người thứ ba không ngay tình khi xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu
- Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng
- Điều 11. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật
- Điều 12. Đăng ký tài sản chung của vợ chồng
- Điều 13. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng
- Điều 14. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Điều 15. Xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
- Điều 16. Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba
- Điều 17. Sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng
- Điều 18. Hậu quả của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng
- Điều 19. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
- Điều 20. Hồ sơ đăng ký kết hôn
- Điều 21. Thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơ
- Điều 22. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn
- Điều 23. Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam
- Điều 24. Lễ đăng ký kết hôn tại Việt Nam
- Điều 25. Trình tự đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện
- Điều 26. Từ chối đăng ký kết hôn
- Điều 27. Thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Điều 28. Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Điều 29. Từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
- Điều 30. Điều kiện nhận cha, mẹ, con
- Điều 31. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 32. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con
- Điều 33. Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 34. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Việt Nam
- Điều 35. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan đại diện
- Điều 36. Điều kiện, hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
- Điều 37. Thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
- Điều 38. Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn
- Điều 39. Từ chối ghi vào sổ việc kết hôn
- Điều 40. Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 41. Điều kiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 42. Thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 43. Các trường hợp phải ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 44. Hồ sơ ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 45. Trình tự, thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 46. Cách ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 47. Ghi vào sổ hộ tịch việc hủy kết hôn trái pháp luật đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 48. Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con
- Điều 49. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn
- Điều 50. Trình tự, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Điều 51. Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 52. Nguyên tắc hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 53. Điều kiện thành lập Trung tâm
- Điều 54. Thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm
- Điều 55. Quyền hạn, nghĩa vụ của Trung tâm
- Điều 56. Thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm
- Điều 57. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm
- Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao
- Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đại diện
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an
- Điều 62. Nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 64. Trách nhiệm của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài