Chương 1 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ÁP DỤNG TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Nghị định này quy định chi tiết về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng, giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và một số biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng tập quán
1. Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình.
3. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng.
Điều 3. Thỏa thuận về áp dụng tập quán
1. Quy định các bên không có thỏa thuận tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì giải quyết theo thỏa thuận đó; nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại
Điều 4. Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán
1. Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.
2. Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 5. Tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán
1. Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện các chính sách, biện pháp sau đây:
a) Tạo điều kiện để người dân thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;
b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;
c) Giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết và phát huy các giá trị văn hóa trong tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc.
2. Tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình là tập quán trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc vi phạm điều cấm quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng.
Điều 6. Trách nhiệm về xây dựng danh mục tập quán được áp dụng
1. Trong thời hạn ba năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương.
2. Căn cứ vào thực tiễn áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp sửa đổi, bổ sung danh mục tập quán đã ban hành.
Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
- Số hiệu: 126/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/12/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 71 đến số 72
- Ngày hiệu lực: 15/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Nguyên tắc áp dụng tập quán
- Điều 3. Thỏa thuận về áp dụng tập quán
- Điều 4. Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán
- Điều 5. Tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán
- Điều 6. Trách nhiệm về xây dựng danh mục tập quán được áp dụng
- Điều 7. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
- Điều 8. Người thứ ba không ngay tình khi xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu
- Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng
- Điều 11. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật
- Điều 12. Đăng ký tài sản chung của vợ chồng
- Điều 13. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng
- Điều 14. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Điều 15. Xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
- Điều 16. Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba
- Điều 17. Sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng
- Điều 18. Hậu quả của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng
- Điều 19. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
- Điều 20. Hồ sơ đăng ký kết hôn
- Điều 21. Thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơ
- Điều 22. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn
- Điều 23. Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam
- Điều 24. Lễ đăng ký kết hôn tại Việt Nam
- Điều 25. Trình tự đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện
- Điều 26. Từ chối đăng ký kết hôn
- Điều 27. Thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Điều 28. Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Điều 29. Từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
- Điều 30. Điều kiện nhận cha, mẹ, con
- Điều 31. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 32. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con
- Điều 33. Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 34. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Việt Nam
- Điều 35. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan đại diện
- Điều 36. Điều kiện, hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
- Điều 37. Thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
- Điều 38. Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn
- Điều 39. Từ chối ghi vào sổ việc kết hôn
- Điều 40. Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 41. Điều kiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 42. Thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 43. Các trường hợp phải ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 44. Hồ sơ ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 45. Trình tự, thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 46. Cách ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 47. Ghi vào sổ hộ tịch việc hủy kết hôn trái pháp luật đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 48. Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con
- Điều 49. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn
- Điều 50. Trình tự, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Điều 51. Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 52. Nguyên tắc hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 53. Điều kiện thành lập Trung tâm
- Điều 54. Thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm
- Điều 55. Quyền hạn, nghĩa vụ của Trung tâm
- Điều 56. Thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm
- Điều 57. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm
- Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao
- Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đại diện
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an
- Điều 62. Nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 64. Trách nhiệm của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài