Mục 2 Chương 3 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Điều 27. Thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký tạm trú của người đó thực hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Điều 28. Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu quy định;
b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
c) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người yêu cầu.
Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do người yêu cầu nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra về nhân thân, tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra và nêu rõ các vấn đề vướng mắc cần xin ý kiến, gửi Sở Tư pháp, kèm theo bản chụp bộ hồ sơ.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kèm theo hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Tư pháp tiến hành các biện pháp sau đây:
a) Thẩm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp cần làm rõ về nhân thân, tình trạng hôn nhân, điều kiện kết hôn, mục đích kết hôn của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh;
b) Yêu cầu công dân Việt Nam có mặt tại trụ sở Sở Tư pháp để tiến hành phỏng vấn, làm rõ sự tự nguyện, mục đích kết hôn, sự hiểu biết của công dân Việt Nam về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài, về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú;
c) Yêu cầu bên người nước ngoài đến Việt Nam để phỏng vấn làm rõ, nếu kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn cho thấy công dân Việt Nam không hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú hoặc công dân Việt Nam cho biết sẽ không có mặt để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.
Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn.
Trên cơ sở kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn, Sở Tư pháp có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã để cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu.
Trong trường hợp từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do trong văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người yêu cầu.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cấp cho người yêu cầu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trong đó nêu rõ lý do.
Yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài bị từ chối trong các trường hợp sau đây:
1. Công dân Việt Nam đề nghị cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam;
2. Kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam không đúng với tờ khai trong hồ sơ; các bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;
3. Kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên chưa có sự hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau, không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước;
4. Việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
- Số hiệu: 126/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/12/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 71 đến số 72
- Ngày hiệu lực: 15/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Nguyên tắc áp dụng tập quán
- Điều 3. Thỏa thuận về áp dụng tập quán
- Điều 4. Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán
- Điều 5. Tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán
- Điều 6. Trách nhiệm về xây dựng danh mục tập quán được áp dụng
- Điều 7. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
- Điều 8. Người thứ ba không ngay tình khi xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu
- Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng
- Điều 11. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật
- Điều 12. Đăng ký tài sản chung của vợ chồng
- Điều 13. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng
- Điều 14. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Điều 15. Xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
- Điều 16. Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba
- Điều 17. Sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng
- Điều 18. Hậu quả của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng
- Điều 19. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
- Điều 20. Hồ sơ đăng ký kết hôn
- Điều 21. Thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơ
- Điều 22. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn
- Điều 23. Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam
- Điều 24. Lễ đăng ký kết hôn tại Việt Nam
- Điều 25. Trình tự đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện
- Điều 26. Từ chối đăng ký kết hôn
- Điều 27. Thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Điều 28. Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Điều 29. Từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
- Điều 30. Điều kiện nhận cha, mẹ, con
- Điều 31. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 32. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con
- Điều 33. Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 34. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Việt Nam
- Điều 35. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan đại diện
- Điều 36. Điều kiện, hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
- Điều 37. Thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
- Điều 38. Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn
- Điều 39. Từ chối ghi vào sổ việc kết hôn
- Điều 40. Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 41. Điều kiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 42. Thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 43. Các trường hợp phải ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 44. Hồ sơ ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 45. Trình tự, thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 46. Cách ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 47. Ghi vào sổ hộ tịch việc hủy kết hôn trái pháp luật đã được giải quyết ở nước ngoài
- Điều 48. Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con
- Điều 49. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn
- Điều 50. Trình tự, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Điều 51. Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 52. Nguyên tắc hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 53. Điều kiện thành lập Trung tâm
- Điều 54. Thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm
- Điều 55. Quyền hạn, nghĩa vụ của Trung tâm
- Điều 56. Thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm
- Điều 57. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm
- Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao
- Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đại diện
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an
- Điều 62. Nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 64. Trách nhiệm của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài