Điều 29 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Điều 29. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm
1. Chuẩn bị họp
b) Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức có hành vi vi phạm đang công tác; đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan dự họp. Người được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật.
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
d) Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của công chức, biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức và các tài liệu khác có liên quan.
2. Trình tự họp
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của công chức có hành vi vi phạm và các tài liệu khác có liên quan.
c) Công chức có hành vi vi phạm đọc bản tự kiểm điểm.
Trường hợp công chức có hành vi vi phạm vắng mặt nhưng có bản kiểm điểm thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay; trường hợp có mặt nhưng không làm bản tự kiểm điểm hoặc vắng mặt và không có bản kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.
d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm.
đ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến.
e) Công chức có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến; nếu công chức có hành vi vi phạm không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.
g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đa số phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật; việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu.
h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp.
i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật ký biên bản cuộc họp.
3. Trường hợp nhiều công chức trong cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi vi phạm thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng công chức.
Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
- Số hiệu: 112/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/09/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 923 đến số 924
- Ngày hiệu lực: 20/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
- Điều 3. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
- Điều 4. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
- Điều 5. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
- Điều 8. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
- Điều 9. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức
- Điều 10. Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Điều 11. Áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Điều 12. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
- Điều 14. Áp dụng hình thức kỷ luật bãi nhiệm đối với cán bộ
- Điều 15. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
- Điều 16. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
- Điều 17. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức
- Điều 18. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với viên chức quản lý
- Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
- Điều 20. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ
- Điều 21. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ
- Điều 22. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu
- Điều 23. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu
- Điều 24. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức
- Điều 25. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức
- Điều 26. Tổ chức họp kiểm điểm công chức
- Điều 27. Hội đồng kỷ luật công chức
- Điều 28. Thành phần Hội đồng kỷ luật công chức
- Điều 29. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm
- Điều 30. Quyết định kỷ luật công chức
- Điều 31. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức
- Điều 32. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức
- Điều 33. Tổ chức họp kiểm điểm viên chức
- Điều 34. Hội đồng kỷ luật viên chức
- Điều 35. Thành phần Hội đồng kỷ luật viên chức
- Điều 36. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật viên chức
- Điều 37. Quyết định kỷ luật viên chức
- Điều 38. Các quy định liên quan khi xem xét xử lý kỷ luật
- Điều 39. Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức
- Điều 40. Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức
- Điều 41. Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ
- Điều 42. Khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật