Chương 1 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật; việc áp dụng các hình thức kỷ luật tương ứng với các hành vi vi phạm; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2. Nghị định này áp dụng đối với:
b) Công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và công chức cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức (sau đây gọi chung là công chức);
c) Viên chức theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức;
d) Cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (sau đây gọi chung là người đã nghỉ việc, nghỉ hưu).
3. Việc xử lý kỷ luật đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.
7. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
Điều 3. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều 4. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
1. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
2. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 53 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
4. Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với:
a) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại
b) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);
c) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
- Số hiệu: 112/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/09/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 923 đến số 924
- Ngày hiệu lực: 20/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
- Điều 3. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
- Điều 4. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
- Điều 5. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
- Điều 8. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
- Điều 9. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức
- Điều 10. Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Điều 11. Áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Điều 12. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
- Điều 14. Áp dụng hình thức kỷ luật bãi nhiệm đối với cán bộ
- Điều 15. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
- Điều 16. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
- Điều 17. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức
- Điều 18. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với viên chức quản lý
- Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
- Điều 20. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ
- Điều 21. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ
- Điều 22. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu
- Điều 23. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu
- Điều 24. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức
- Điều 25. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức
- Điều 26. Tổ chức họp kiểm điểm công chức
- Điều 27. Hội đồng kỷ luật công chức
- Điều 28. Thành phần Hội đồng kỷ luật công chức
- Điều 29. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm
- Điều 30. Quyết định kỷ luật công chức
- Điều 31. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức
- Điều 32. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức
- Điều 33. Tổ chức họp kiểm điểm viên chức
- Điều 34. Hội đồng kỷ luật viên chức
- Điều 35. Thành phần Hội đồng kỷ luật viên chức
- Điều 36. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật viên chức
- Điều 37. Quyết định kỷ luật viên chức
- Điều 38. Các quy định liên quan khi xem xét xử lý kỷ luật
- Điều 39. Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức
- Điều 40. Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức
- Điều 41. Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ
- Điều 42. Khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật