Mục 3 Chương 2 Nghị định 111/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ, VẬT LIỆU HẠT NHÂN, THIẾT BỊ HẠT NHÂN
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp kiểm soát việc tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ theo quy định;
b) Chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở mà không có biên bản bàn giao; không có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền;
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nguyên tắc bảo vệ nhiều lớp tương ứng với mức độ nguy hiểm của nguồn bức xạ, vật liệu hạt nhân đối với con người, môi trường theo quy định.
3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp kiểm soát việc tiếp cận trái phép vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo quy định;
b) Chuyển giao vật liệu hạt nhân trong nội bộ cơ sở mà không có biên bản bàn giao; không có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền;
c) Không kiểm đếm định kỳ vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc kiểm soát chặt chẽ việc tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc lập biên bản bàn giao nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân có xác nhận của lãnh đạo đơn vị đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc kiểm đếm định kỳ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 3 Điều này;
đ) Buộc thực hiện bảo vệ nhiều lớp đối với nguồn bức xạ, vật liệu hạt nhân theo quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 24 giờ kể từ khi bị phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất, không báo cáo cho cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân, Ủy ban nhân dân địa phương trong vòng 24 giờ khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân do mình quản lý bị thất lạc, bị chiếm đoạt.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chiếm đoạt, bị thất lạc, bị chuyển giao, bị sử dụng bất hợp pháp.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc, làm rơi vãi nguồn phóng xạ trong quản lý, sử dụng.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc, làm rơi vãi vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân trong quản lý, sử dụng.
6. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này ảnh hưởng đến môi trường bị xử phạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ đến 6 tháng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm khoản 4, khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc truy tìm nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị rơi vãi, tẩy xạ để khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm tại các khoản 3, 4, 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức sử dụng sắt thép phế liệu để luyện thép mà không áp dụng các biện pháp, trang bị thiết bị để phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc áp dụng các biện pháp, trang bị thiết bị để phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo ngay cho cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân khi cơ sở y tế phát hiện bệnh nhân có biểu hiện bị tổn thương do chất phóng xạ gây ra.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị đối với hành vi vi phạm tại Điều này.
Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn khu vực lò phản ứng hạt nhân
1. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết lập khu vực hạn chế người qua lại, khu vực bảo vệ an toàn xung quanh lò phản ứng hạt nhân hoặc thiết lập không đủ bảo đảm an toàn;
b) Không thực hiện việc bảo vệ nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ người ra vào khu vực lò phản ứng hạt nhân;
c) Không thực hiện việc bảo vệ lò phản ứng hạt nhân theo quy định của pháp luật đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thiết lập khu vực hạn chế người qua lại, khu vực bảo vệ an toàn xung quanh lò phản ứng hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc kiểm soát chặt chẽ người ra vào khu vực lò phản ứng hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc bảo vệ lò phản ứng hạt nhân theo quy định của pháp luật đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về vận hành lò phản ứng hạt nhân
1. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tuân thủ quy định về việc vận hành thử ở các mức công suất thấp đồng thời với việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành và nâng dần công suất lên mức thiết kế đối với lò phản ứng hạt nhân;
b) Không lập báo cáo vận hành thử, báo cáo phân tích an toàn của lò phản ứng hạt nhân gửi cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy trình vận hành thử lò phản ứng hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại a khoản 1 Điều này;
b) Buộc lập báo cáo vận hành thử, báo cáo phân tích an toàn của lò phản ứng hạt nhân gửi cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này.
Nghị định 111/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
- Số hiệu: 111/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/12/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 593 đến số 594
- Ngày hiệu lực: 01/02/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về khai báo chất phóng xạ, chất thải phóng xạ; nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
- Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về giấy phép
- Điều 7. Hành vi sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ quá thời hạn
- Điều 8. Hành vi vi phạm điều kiện được quy định trong giấy phép
- Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu phóng xạ
- Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ, nhập khẩu thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ
- Điều 11. Hành vi vi phạm về lập, lưu giữ, chuyển giao hồ sơ an toàn bức xạ, hạt nhân
- Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về chứng chỉ nhân viên bức xạ
- Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát liều chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra
- Điều 14. Các hành vi khác vi phạm quy định về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân
- Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về giải quyết sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân
- Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về lưu giữ, xử lý, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
- Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ
- Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về tháo dỡ, tẩy xạ cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân khi chấm dứt hoạt động
- Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
- Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về đánh giá an toàn và phục hồi môi trường đối với cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.
- Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về xây dựng, thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động của cơ sở hạt nhân
- Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về chế độ quan trắc và báo cáo kết quả quan trắc của cá nhân, tổ chức có lò phản ứng hạt nhân
- Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và nguyên tắc bảo vệ nhiều lớp
- Điều 24. Hành vi liên quan đến nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị rơi vãi, bị chuyển giao, bị sử dụng bất hợp pháp.
- Điều 25. Hành vi vi phạm đối với cơ sở sử dụng sắt thép phế liệu để luyện thép trong việc phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân
- Điều 26. Hành vi vi phạm đối với cơ sở y tế khi phát hiện bệnh nhân nghi ngờ bị tổn thương do chất phóng xạ gây ra
- Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn khu vực lò phản ứng hạt nhân
- Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về vận hành lò phản ứng hạt nhân
- Điều 30. Hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 31. Hành vi chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, gây tổn hại cho sức khỏe con người, môi trường.