Điều 16 Nghị định 111/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
1. Phát hành hồ sơ mời thầu
a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách mời tham gia đấu thầu với giá bán được quy định tại
b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.
2. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu, đăng ký tham gia đấu thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ xem xét khi nhận được văn bản thông báo này trước thời điểm đóng thầu.
3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu đều được coi là không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng. Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều được coi là không hợp lệ.
4. Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu
Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị và bên mời thầu chỉ chấp thuận nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu; văn bản đề nghị rút hồ sơ dự thầu phải được gửi riêng biệt với hồ sơ dự thầu.
5. Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật
a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo ngày, giờ, địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu;
b) Bên mời thầu tiến hành mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng nhà thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ, đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu sau đây:
Tên nhà thầu;
Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ;
Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ (nếu có);
Các thông tin khác có liên quan.
Biên bản mở thầu cần được đại diện các nhà thầu, đại diện bên mời thầu, đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận.
Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.
Nghị định 111/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 4. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
- Điều 5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu
- Điều 6. Chi phí trong đấu thầu
- Điều 7. Tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu
- Điều 8. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu
- Điều 9. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
- Điều 10. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 11. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 14. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 15. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 16. Tổ chức đấu thầu
- Điều 17. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 18. Thương thảo hợp đồng
- Điều 19. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu
- Điều 20. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 21. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 22. Quy định chung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
- Điều 23. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá
- Điều 24. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp
- Điều 25. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế)
- Điều 26. Tổ chức đấu thầu
- Điều 27. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 28. Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch
- Điều 29. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 30. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 1
- Điều 31. Tổ chức đấu thầu giai đoạn 1
- Điều 32. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn 2
- Điều 33. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn 2
- Điều 34. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 35. Chỉ định thầu
- Điều 36. Mua sắm trực tiếp
- Điều 37. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá
- Điều 38. Tự thực hiện
- Điều 39. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Điều 40. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
- Điều 41. Thủ tướng Chính phủ
- Điều 42. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 43. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương
- Điều 44. Hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp
- Điều 45. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Điều 46. Cơ quan, tổ chức thẩm định
- Điều 47. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
- Điều 48. Giải quyết kiến nghị
- Điều 49. Hội đồng tư vấn
- Điều 50. Nguyên tắc xử lý vi phạm
- Điều 51. Thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
- Điều 52. Hình thức phạt tiền
- Điều 53. Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu
- Điều 54. Mẫu tài liệu đấu thầu
- Điều 55. Bảo hành
- Điều 56. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp
- Điều 57. Xử lý tình huống trong đấu thầu
- Điều 58. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 59. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 60. Quản lý nhà thầu nước ngoài
- Điều 61. Kiểm tra về đấu thầu
- Điều 62. Giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng
- Điều 63. Hướng dẫn thi hành
- Điều 64. Hiệu lực thi hành