Chương 2 Nghị định 111/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
Điều 8. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu
1. Quyết định đầu tư và các tài liệu là cơ sở để quyết định đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư. Đối với các công việc chuẩn bị dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu cơ quan chuẩn bị dự án.
2. Điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn ODA.
3. Thiết kế, dự toán, tổng dự toán được duyệt (nếu có).
4. Nguồn vốn cho dự án.
5. Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
Điều 9. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
Việc phân chia dự án thành các gói thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu, bảo đảm quy mô gói thầu không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
1. Tên gói thầu
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án.
2. Giá gói thầu
Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định có liên quan.
3. Nguồn vốn
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ vốn và cơ cấu nguồn vốn (ngoài nước, trong nước).
4. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu
Nêu hình thức lựa chọn nhà thầu (trong nước, quốc tế hoặc sơ tuyển nếu có) theo quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu và Điều 97 của Luật Xây dựng, phương thức đấu thầu theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu.
5. Thời gian lựa chọn nhà thầu
Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu.
6. Hình thức hợp đồng
Tùy theo tính chất của gói thầu, xác định các hình thức hợp đồng áp dụng đối với hợp đồng cho gói thầu theo quy định từ Điều 49 đến Điều 53 của Luật Đấu thầu và Điều 107 của Luật Xây dựng.
7. Thời gian thực hiện hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng phải bảo đảm việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.
Điều 10. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
1. Trách nhiệm trình duyệt
Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt, đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức thẩm định; trường hợp trình kế hoạch đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư còn phải gửi cho bộ quản lý ngành để có ý kiến bằng văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
2. Hồ sơ trình duyệt
a) Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu bao gồm những nội dung sau đây:
- Phần công việc đã thực hiện bao gồm những công việc liên quan tới chuẩn bị dự án với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
- Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu và Điều 97 của Luật Xây dựng;
- Phần kế hoạch đấu thầu bao gồm những công việc hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu và Điều 97 của Luật Xây dựng, kể cả các công việc như rà phá bom mìn, xây dựng khu tái định cư, bảo hiểm công trình, đào tạo. Nêu cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại
Tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu và phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu không được vượt tổng mức đầu tư của dự án.
Trường hợp cần thiết phải lập kế hoạch đấu thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu thì trong văn bản trình duyệt vẫn phải bao gồm các nội dung như quy định tại khoản này.
b) Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt
Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch đấu thầu theo quy định tại
Điều 11. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
1. Thẩm định kế hoạch đấu thầu
a) Thẩm định kế hoạch đấu thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Nghị định này.
b) Cơ quan, tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu phải lập báo cáo kết quả thẩm định trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 65 của Luật Đấu thầu trình người quyết định đầu tư phê duyệt.
2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu
Người quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư, báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định và ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có). Việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ.
Nghị định 111/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 4. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
- Điều 5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu
- Điều 6. Chi phí trong đấu thầu
- Điều 7. Tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu
- Điều 8. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu
- Điều 9. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
- Điều 10. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 11. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Điều 14. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 15. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 16. Tổ chức đấu thầu
- Điều 17. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 18. Thương thảo hợp đồng
- Điều 19. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu
- Điều 20. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 21. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 22. Quy định chung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
- Điều 23. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá
- Điều 24. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp
- Điều 25. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế)
- Điều 26. Tổ chức đấu thầu
- Điều 27. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 28. Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch
- Điều 29. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 30. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 1
- Điều 31. Tổ chức đấu thầu giai đoạn 1
- Điều 32. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn 2
- Điều 33. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn 2
- Điều 34. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 35. Chỉ định thầu
- Điều 36. Mua sắm trực tiếp
- Điều 37. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá
- Điều 38. Tự thực hiện
- Điều 39. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Điều 40. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
- Điều 41. Thủ tướng Chính phủ
- Điều 42. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 43. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương
- Điều 44. Hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp
- Điều 45. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Điều 46. Cơ quan, tổ chức thẩm định
- Điều 47. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
- Điều 48. Giải quyết kiến nghị
- Điều 49. Hội đồng tư vấn
- Điều 50. Nguyên tắc xử lý vi phạm
- Điều 51. Thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
- Điều 52. Hình thức phạt tiền
- Điều 53. Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu
- Điều 54. Mẫu tài liệu đấu thầu
- Điều 55. Bảo hành
- Điều 56. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp
- Điều 57. Xử lý tình huống trong đấu thầu
- Điều 58. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 59. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 60. Quản lý nhà thầu nước ngoài
- Điều 61. Kiểm tra về đấu thầu
- Điều 62. Giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng
- Điều 63. Hướng dẫn thi hành
- Điều 64. Hiệu lực thi hành