Điều 23 Nghị định 109/2008/NĐ-CP về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
Điều 23. Trình tự, thủ tục giao doanh nghiệp
1. Căn cứ vào Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, tổ chức quyết định giao doanh nghiệp thông báo cho doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện giao doanh nghiệp.
4. Ban Chấp hành Công đoàn doanh nghiệp hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời hoặc người được Đại hội công nhân, viên chức bầu làm đại diện lập danh sách, phân loại lao động và lập hồ sơ liên quan của người lao động; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và cam kết nhận giao doanh nghiệp.
a) Đơn xin nhận giao doanh nghiệp;
b) Phương án sản xuất kinh doanh;
c) Phương án sử dụng, đào tạo lại lao động;
d) Dự kiến loại hình tổ chức doanh nghiệp mới;
đ) Những cam kết của tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
6. Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ xin nhận giao doanh nghiệp và ra quyết định giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động; quyết định này được gửi đến các cơ quan: Tài chính doanh nghiệp, Thuế, Đăng ký kinh doanh, Kế hoạch và Đầu tư; Lao động – Thương binh và Xã hội, Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
7. Tổ chức ký hợp đồng giao nhận doanh nghiệp giữa đại diện tập thể người lao động và người được Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền; Tổng giám đốc tổng công ty nhà nước, công ty mẹ. Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp gồm các nội dung chính sau và được thông báo tại doanh nghiệp, trên một trong các loại báo viết hoặc báo điện tử 3 số liên tiếp:
a) Tên, địa chỉ doanh nghiệp được giao cho tập thể người lao động;
b) Họ và tên, địa chỉ người đại diện cho tập thể người lao động;
c) Giá trị doanh nghiệp được giao, phương thức giao nhận;
d) Các cam kết của tập thể người lao động tại doanh nghiệp;
đ) Quyền và nghĩa vụ của tập thể người lao động nhận giao doanh nghiệp.
Kèm theo hợp đồng là bảng kê khai tài sản giao quy thành giá trị, danh sách tập thể người lao động được giao doanh nghiệp.
8. Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp cùng Giám đốc doanh nghiệp tổ chức bàn giao doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt cho tập thể người lao động do Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp hoặc người do Đại hội công nhân viên chức bầu làm đại diện để tiếp nhận và quản lý, có sự chứng kiến của đại diện cơ quan, tổ chức quyết định giao doanh nghiệp và cơ quan tài chính doanh nghiệp.
9. Sau khi nhận giao, đại diện tập thể người lao động tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên hoặc Đại hội xã viên, tùy theo loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hợp tác xã mà tập thể người lao động nhận giao đã lựa chọn, thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải bao gồm quyết định giao doanh nghiệp, hợp đồng giao nhận và biên bản bàn giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động.
10. Đại diện của doanh nghiệp thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật về việc giao doanh nghiệp và thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nghị định 109/2008/NĐ-CP về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
- Số hiệu: 109/2008/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/10/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 581 đến số 582
- Ngày hiệu lực: 07/11/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng và điều kiện áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng được mua, nhận giao doanh nghiệp
- Điều 5. Nguyên tắc bán, giao doanh nghiệp
- Điều 6. Bảo đảm của Nhà nước
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp
- Điều 8. Trình tự bán doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp
- Điều 9. Thông báo về việc bán doanh nghiệp
- Điều 10. Xử lý tài sản và tài chính khi bán doanh nghiệp
- Điều 11. Xử lý các khoản nợ và xác định giá trị doanh nghiệp
- Điều 12. Xác định giá bán doanh nghiệp
- Điều 13. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu giá
- Điều 14. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp
- Điều 15. Phê duyệt kết quả bán, ký kết hợp đồng, bàn giao, thanh toán, thông báo về việc hoàn thành bán doanh nghiệp
- Điều 16. Quản lý và sử dụng số tiền bán doanh nghiệp
- Điều 17. Nguyên tắc giải quyết lao động và cán bộ quản lý
- Điều 18. Trách nhiệm của doanh nghiệp bán toàn bộ hoặc bán bộ phận
- Điều 19. Đăng ký kinh doanh
- Điều 20. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
- Điều 21. Điều kiện đối với tập thể người lao động nhận giao doanh nghiệp
- Điều 22. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính, công nợ và lao động khi giao doanh nghiệp
- Điều 23. Trình tự, thủ tục giao doanh nghiệp
- Điều 24. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao doanh nghiệp
- Điều 26. Chính sách đối với doanh nghiệp bán, giao
- Điều 27. Chính sách đối với người mua trả tiền ngay
- Điều 28. Chính sách đối với tập thể người lao động mua doanh nghiệp
- Điều 29. Thẩm quyền quyết định bán, giao doanh nghiệp
- Điều 30. Trách nhiệm tổ chức việc bán, giao doanh nghiệp
- Điều 31. Nhiệm vụ của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong tổ chức bán, giao doanh nghiệp
- Điều 32. Trách nhiệm của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
- Điều 33. Thẩm quyền phê duyệt phương án bán, giao doanh nghiệp
- Điều 34. Thẩm quyền ký kết hợp đồng bán, giao doanh nghiệp
- Điều 35. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng bán, giao doanh nghiệp
- Điều 36. Xử lý đối với trường hợp không có người đăng ký mua, nhận giao doanh nghiệp
- Điều 37. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm