Điều 13 Nghị định 109/2008/NĐ-CP về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
Điều 13. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu giá
1. Trường hợp bán doanh nghiệp mà có từ hai người đăng ký mua trở lên thì phải bán theo một trong hai phương thức đấu giá sau:
a) Đấu giá kế thừa toàn bộ số lao động còn lại, áp dụng trong trường hợp đã giải quyết một phần số lao động theo quy định của pháp luật về lao động và chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước;
b) Đấu giá không kế thừa lao động, áp dụng trong trường hợp đã giải quyết hết số lao động hoặc đã phê duyệt phương án giải quyết hết số lao động theo quy định của pháp luật về lao động và chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.
2. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có các quyền hạn và nhiệm vụ sau trong việc chỉ đạo và giám sát việc đấu giá:
a) Xây dựng quy chế bán đấu giá trình cơ quan, tổ chức quyết định bán doanh nghiệp phê duyệt;
b) Lựa chọn và trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp quyết định việc ký hợp đồng thuê tổ chức tư vấn định giá, tổ chức thực hiện đấu giá doanh nghiệp.
c) Trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp quyết định phương thức đấu giá và công bố giá khởi điểm;
d) Giám sát việc đấu giá.
3. Xác định giá trị doanh nghiệp:
a) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có quyết định bán doanh nghiệp, Ban Đổi mới tại doanh nghiệp phải hoàn thành các công việc quy định tại các
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả theo quy định tại điểm a khoản này, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phải thực hiện việc tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc quy định tại
c) Căn cứ kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố giá khởi điểm.
4. Lựa chọn tổ chức thực hiện đấu giá:
Các doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản sau khi xác định lại dưới 30 tỷ đồng được đấu giá công khai tại các tổ chức tài chính trung gian. Trường hợp không có tổ chức tài chính trung gian nhận bán đấu giá doanh nghiệp thì tổ chức bán đấu giá tại doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp còn lại được đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.
5. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp công bố giá khởi điểm, tổ chức thực hiện đấu giá doanh nghiệp phải thông báo công khai tại doanh nghiệp và trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp chậm nhất là 45 ngày trước ngày thực hiện bán đấu giá về các thông tin sau đây:
a) Tên, địa chỉ và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được bán đấu giá;
b) Các thông tin cơ bản về tài sản, lao động, tài chính, đất đai, bao gồm cả thời hạn thuê đất còn lại (nếu doanh nghiệp đang thuê đất);
c) Giá khởi điểm;
d) Mức tiền đặt cọc;
đ) Các điều kiện bán;
e) Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ mời đấu giá;
g) Thời gian và địa điểm nộp đơn đăng ký mua doanh nghiệp, tiền đặt cọc;
h) Thời gian và địa điểm tổ chức phiên bán đấu giá.
6. Hồ sơ mời đấu giá gồm: các thông tin quy định tại khoản 5 Điều này, mẫu đơn đăng ký mua doanh nghiệp, nội quy phiên bán đấu giá.
7. Người mua doanh nghiệp phải nộp đơn đăng ký mua doanh nghiệp và tiền đặt cọc cho tổ chức thực hiện bán đấu giá theo những quy định sau:
a) Đơn đăng ký mua doanh nghiệp và tiền đặt cọc phải nộp chậm nhất 5 ngày làm việc trước ngày thực hiện bán đấu giá;
b) Đơn đăng ký mua phải ghi cụ thể giá tối thiểu đặt mua doanh nghiệp, giá tối thiểu đặt mua không được thấp hơn giá khởi điểm.
c) Mức tiền đặt cọc bằng 10% giá khởi điểm;
d) Khi nộp đơn đăng ký mua doanh nghiệp, người nộp phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với cá nhân là người Việt Nam), hộ chiếu (đối với cá nhân là người nước ngoài), giấy giới thiệu (đối với tổ chức) và ký cam kết thực hiện nội quy bán đấu giá;
khi nhận đơn đăng ký và tiền đặt cọc, tổ chức bán đấu giá cấp cho người nộp hồ sơ giấy chứng nhận đã nộp đơn đăng ký mua và biên lai thu tiền đặt cọc. Tổ chức bán đấu giá có trách nhiệm giữ bí mật giá đặt mua của người đăng ký mua doanh nghiệp.
đ) Trong thời hạn nhận đơn đăng ký mua doanh nghiệp, người đã đăng ký có thể rút lại đơn đăng ký mua và được hoàn trả ngay khoản tiền đặt cọc.
8. Phiên bán đấu giá được thực hiện khi có ít nhất hai người nộp đơn đăng ký mua doanh nghiệp hợp lệ và đã nộp tiền đặt cọc. Trường hợp chỉ có một đơn đăng ký mua doanh nghiệp hợp lệ được chấp thuận, người bán áp dụng phương thức trực tiếp theo quy định tại
Trường hợp không có đơn đăng ký mua doanh nghiệp hợp lệ, tổ chức bán đấu giá doanh nghiệp báo cáo Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp để giảm mức giá khởi điểm nhưng không thấp hơn mức giá quy định tại
9. Phiên bán đấu giá được thực hiện như sau:
a) Tổ chức thực hiện bán đấu giá doanh nghiệp quyết định cử người đại diện có thẩm quyền để điều hành phiên đấu giá và mời một công chứng viên tham gia chứng kiến phiên đấu giá.
Việc điều hành trả giá và các quy tắc ứng xử trong phiên bán đấu giá được thực hiện theo nội quy phiên bán đấu giá.
b) Tổ chức thực hiện đấu giá doanh nghiệp quyết định lựa chọn một trong hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp bằng lời nói hoặc đấu giá bằng bỏ phiếu kín để tiến hành bán đấu giá doanh nghiệp;
c) Việc đấu giá trực tiếp bằng lời nói được thực hiện thông qua việc từng người tham gia đấu giá trả giá trực tiếp bằng lời nói. Sau mỗi lần người tham gia đấu giá trả giá, người điều hành phiên bán đấu giá nhắc lại ba lần một cách rõ ràng, chính xác bằng lời nói giá đã trả cao nhất, mỗi lần cách nhau ba mươi giây. Việc đấu giá được tiến hành cho đến khi không còn người yêu cầu trả giá tiếp thì người có mức giá trả cao nhất là người trúng đấu giá và được quyền mua doanh nghiệp;
d) Việc đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp được thực hiện theo từng vòng, liên tục. Người điều hành phiên bán đấu giá công bố giá cao nhất ghi trong phiếu bỏ giá của người mua. Giá công bố cao nhất được trả của vòng trước là giá khởi điểm của vòng đấu tiếp theo cho đến khi không còn người yêu cầu trả giá tiếp thì người có mức giá trả cao nhất là người trúng đấu giá và được quyền mua doanh nghiệp;
đ) Trường hợp người trúng đấu giá từ chối (không ký biên bản đấu giá hoặc ký biên bản đấu giá nhưng không ký hợp đồng mua bán doanh nghiệp) thì tổ chức thực hiện đấu giá lựa chọn và thông báo cho người có giá thấp hơn liền kề là người trúng giá bổ sung nếu giá trả của người này không thấp hơn giá khởi điểm của vòng đấu giá cuối cùng. Nếu người trúng giá bổ sung từ chối thì tổ chức thực hiện đấu giá ra văn bản hủy bỏ kết quả đấu giá và báo cáo người bán tổ chức đấu giá lại vào một thời điểm khác.
10. Biên bản bán đấu giá:
a) Khi kết thúc phiên bán đấu giá, tổ chức thực hiện đấu giá lập biên bản bán đấu giá gửi Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp. Biên bản bán đấu giá phải có chữ ký của người điều hành bán đấu giá, người làm chứng và người mua;
b) Trường hợp phiên bán đấu giá không thành thì tổ chức thực hiện đấu giá phải lập biên bản bán đấu giá không thành. Biên bản này phải có chữ ký của người điều hành phiên bán đấu giá và người làm chứng.
Nghị định 109/2008/NĐ-CP về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
- Số hiệu: 109/2008/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/10/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 581 đến số 582
- Ngày hiệu lực: 07/11/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng và điều kiện áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng được mua, nhận giao doanh nghiệp
- Điều 5. Nguyên tắc bán, giao doanh nghiệp
- Điều 6. Bảo đảm của Nhà nước
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp
- Điều 8. Trình tự bán doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp
- Điều 9. Thông báo về việc bán doanh nghiệp
- Điều 10. Xử lý tài sản và tài chính khi bán doanh nghiệp
- Điều 11. Xử lý các khoản nợ và xác định giá trị doanh nghiệp
- Điều 12. Xác định giá bán doanh nghiệp
- Điều 13. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu giá
- Điều 14. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp
- Điều 15. Phê duyệt kết quả bán, ký kết hợp đồng, bàn giao, thanh toán, thông báo về việc hoàn thành bán doanh nghiệp
- Điều 16. Quản lý và sử dụng số tiền bán doanh nghiệp
- Điều 17. Nguyên tắc giải quyết lao động và cán bộ quản lý
- Điều 18. Trách nhiệm của doanh nghiệp bán toàn bộ hoặc bán bộ phận
- Điều 19. Đăng ký kinh doanh
- Điều 20. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
- Điều 21. Điều kiện đối với tập thể người lao động nhận giao doanh nghiệp
- Điều 22. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính, công nợ và lao động khi giao doanh nghiệp
- Điều 23. Trình tự, thủ tục giao doanh nghiệp
- Điều 24. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao doanh nghiệp
- Điều 26. Chính sách đối với doanh nghiệp bán, giao
- Điều 27. Chính sách đối với người mua trả tiền ngay
- Điều 28. Chính sách đối với tập thể người lao động mua doanh nghiệp
- Điều 29. Thẩm quyền quyết định bán, giao doanh nghiệp
- Điều 30. Trách nhiệm tổ chức việc bán, giao doanh nghiệp
- Điều 31. Nhiệm vụ của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong tổ chức bán, giao doanh nghiệp
- Điều 32. Trách nhiệm của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
- Điều 33. Thẩm quyền phê duyệt phương án bán, giao doanh nghiệp
- Điều 34. Thẩm quyền ký kết hợp đồng bán, giao doanh nghiệp
- Điều 35. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng bán, giao doanh nghiệp
- Điều 36. Xử lý đối với trường hợp không có người đăng ký mua, nhận giao doanh nghiệp
- Điều 37. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm