Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1028-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 1956

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ THUYỀN BÈ ĐI TRÊN NÔNG GIANG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Theo đề nghị của Bộ Thủy lợi và Kiến trúc đã được các Bộ Tài chính, Giao thông và Bưu điện, Tư pháp đồng ý,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành bản điều lệ tạm thời về thyền bè đi trên nông giang kèm theo nghị định này.

Điều 2: Các ông Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Kiến trúc, Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Tài chính, và Ủy ban hành chính các khu, tỉnh chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phan Kế Toại

ĐIỀU LỆ

TẠM THỜI VỀ THUYỀN BÈ ĐI TRÊN NÔNG GIANG

Chương 1:

MỤC ĐÍCH

Điều 1: Bản điều lệ này quy định những việc mà thuyền bè đi trên nông giang phải tuân theo để bảo vệ công trình, bảo đảm giao thông vận tải, bảo đảm tưới ruộng, đồng thời để giảm bớt chi tiêu cho công quỹ bằng cách thu vận tải phí.

Chương 2:

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH

Điều 2: Những người phụ trách điều khiển thuyền bè đi trên nông giang, có nhiệm vụ giữ gìn các công trình, không làm hư hỏng kênh, kè, cống, đập, cụ thể như:

a. Khi chèo chống không được làm sạt, lở bờ kênh, không dòng cọc vào bờ kênh, phải buộc thuyền vào các cọc của nông giang sẵn có;

b. Khi bắt đầu vào kè thuyền, bè phải đi chậm lại, và phải có người đứng ra đón đỡ, không để va chạm vào công trình;

c. Khi đến các kè không được tự tiện điều khiển các bộ phận đóng, mở của công trình.

Điều 3: Thuyền bè nào làm hư hại các công trình, phải bồi thường thiệt hại.

Điều 4: Để đảm bảo nước uống tốt cho nhân dân ở dọc hai bên bờ kênh, máng của nông giang, không ai được đổ rác, phóng uế trên nông giang

Điều 5: Thuyền, bè chỉ được xếp, bốc hàng hóa ở những bến do Ban Quản trị nông giang định. Những tư nhân hay tổ chức kinh doanh nào muốn xếp bốc hàng hóa ở bến riêng thì phải được sự đồng ý của Ban Quản trị nông giang.

Chương 3:

BẢO ĐẢM GIAO THÔNG VẬN TẢI, BẢO ĐẢM TƯỚI RUỘNG

Điều 6: Việc giao thông vận tải trên nông giang phải được bảo đảm thường xuyên, trừ những trường hợp đặc biệt dưới đây thì có thể hạn chế:

a. Khi nước lũ to, không thể mở kè, cống cho thuyền, bè qua lại được;

b. Khi cần đóng nông giang để sửa chữa những hư hỏng lớn của các công trình trong nông giang;

c. Trong lúc tưới ruộng, nếu thiếu nước, mỗi ngày có thể giảm bớt số chuyến thuyền, bè qua kè.

Điều 7: Thể lệ qua kè định như sau:

a. Khi qua kè, thuyền, bè phải đi tập trung cho đủ một âu để đỡ tốn nước và tốn công;

b. Mỗi ngày mở kè ít nhất hai lần vào những giờ nhất định của từng kè, do Ban Quản trị ấn định; ngoài những giờ đã định có thể mở kè trong những trường hợp dưới đây:

- Thuyền, bè đã đến đủ một âu;

- Thuyền, bè chưa đủ một âu, nhưng thỏa thuận trả cả số tiền của chuyến mở kè;

- Có những thuyền, bè được quyền đi trước ghi trong điều 9 dưới đây.

Điều 8: Khi hai thuyền, bè gặp nhau, nếu kênh hẹp thì thuyền, bè ngược phải đỗ lại để thyền, bè xuôi đi trước. Khi hai thuyền, bè cùng đi một chiều, nếu thuyền, bè đi sau muốn vượt, thì thyền, bè đi trước tránh về bên phải để cho thuyền, bè đi sau vượt lên.

Điều 9: Những thuyền, bè dưới đây được quyền đi trước:

a. Thuyền của quân đội hành quân hay thuyền chuyên chở dụng cụ quốc phòng;

b. Thuyền chở người bị thương hay ốm nặng;

c. Thuyền, bè của các cơ quan Chính phủ trong trường hợp chuyên chở cấp tốc, được Bộ Thủy lợi và Kiến trúc hay Ủy ban hành chính các khu và tỉnh cấp giấy ưu tiên.

Điều 10: Các loại thuyền, sà – lan và bè: ngang quá 4 mét, dài quá 50 mét, mờn nước quá một mét rưỡi không được đi lại trên nông giang.

Ca-nô không được đi trên nông giang.

Chương 4:

THU VẬN TẢI PHÍ

Điều 11: Căn cứ vào số chỉ tiêu để bảo đảm vận tải trên nông giang, nay quy định mức thu vận tải phí như sau:

Biểu thu vận tải phí:

Các loại thuyền, sà-lan và bè

Trọng tải (1)

Diện tích (2)

Số tiền thu mỗi chuyến qua kè

Thuyền và sà-lan

Bè gỗ

Bè tre nứa

Bè chuyên chở nguyên, nhiên,vật liệu như: đá, vôi, gạch, than đá, phốt phát, quặng v.v...

từ 3t đến 10 t

– 11. – 20.

– 21. – 40.

– 41. – 60.

1m2

1m2

1m2

150đ

250đ

350đ

450đ

Ghi chú: (1) Vận tải phí của thuyền và sà-lan căn cứ vào khả năng vận tải, không phân biệt có hàng hóa hay không

(2) Vận tải phí của bè căn cứ vào diện tích

a. Nếu thuyền đến đầy âu, hay chưa đầy âu nhưng đã đến giờ mở âu thì thu vận tải phí theo biểu trên đây;

b. Thuyền, bè đến chưa đầy âu, chưa đến giờ mở âu; mà muốn di ngay thì phải trả đủ số tền của một chuyến mở kè quy định là 2.900 đ; các thuyền, bè sẽ căn cứ vào trọng tải hay diện tích mà chia nhau trả cho đủ số tiền ấy.

Điều 12: Khi đến kè đầu tiên, người phụ trách điều khiển thuyền, bè trình những giấy tờ cần thiết theo lệ thường (sổ sách, giấy thông hành...) cho nhân viên phụ trách kè, nộp vận tải phí cho số chuyến phải qua kè trên dọc đường nông giang và lấy biên lai; khi qua những kè sau, sẽ trình biên lai và đến kè cuối thì giao biên lai cho nhân viên phụ trách kè.

Điều 13: Vận tải phí thu bằng tiền. Ban Quản trị nông giang tổ chức thu. Cuối mỗi tháng Ban Quản trị nông giang tổ chức thu. Cuối mỗi tháng Ban Quản trị nông giang đem nộp số thu vào kho bạc tỉnh sở tại. Các nhân viên phụ trách kè khi tiền thu vận tải phí tới 100.000 đồng phải đem nộp cho Ban Quản trị nông giang.

Điều 14: Thuyền của quân đội hành quân, thuyền dưới ba tấn và bè dưới sáu thước vuông của nhân dân đều được miễn vận tải phí.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15: Ba mươi ngày sau khi ban hành bản điều lệ này, các thuyền, bè đi trên nông giang đều phải:

a. Nộp vận tải phí, trừ những thuyền, bè quy định trong điều 14 trên;

b. Thi hành đúng những điều khoản trong bản điều lệ này.

Điều 16: Người nào cố ý hay vô tình làm sai, Ban Quản trị nông giang sẽ tùy theo khuyết điểm nhẹ hay nặng, mà phê bình hoặc bắt bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho nông giang.

Nếu người vi phạm không đồng ý về mức tiền phải bồi thường thì có quyền đệ đơn lên Ủy ban hành chính tỉnh xét và quyết định.

Trường hợp gây những thiệt hại nặng cho nông giang thì Ban Quản trị sẽ lập biên bản và đề nghị truy tố truớc Tòa án nhân dân tỉnh.

Điều 17: Bộ Thủy lợi và Kiến trúc quy định những chi tiết thi hành bản điều lệ này.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 1028-TTg năm 1956 về bản điều lệ tạm thời về thuyền bè đi trên nông giang do Thủ Tướng Chính phủ ban hành.

  • Số hiệu: 1028-TTg
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 29/08/1956
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phan Kế Toại
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 26
  • Ngày hiệu lực: 13/09/1956
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản