Chương 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
1. Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổng hợp, đề xuất và phân bổ nguồn vốn từ ngân sách trung ương theo kế hoạch trung hạn và hàng năm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội;
b) Chủ trì nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung các dự án nhà ở xã hội vào danh mục các dự án được vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ đầu tư (kể cả nguồn vốn ODA) theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về đầu tư;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn việc huy động công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (kể cả nguồn vốn ODA) để thực hiện chính sách phát triển và quản lý nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.
a) Hướng dẫn thực hiện các ưu đãi liên quan đến chính sách tài chính, thuế, tín dụng, phương thức hình thành và tạo lập quỹ đầu tư tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp để thực hiện chính sách phát triển và quản lý nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này;
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc bố trí vốn từ ngân sách Trung ương theo kế hoạch hàng năm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để triển khai chính sách hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định khi mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội và hộ gia đình, cá nhân tham gia xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này;
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm đủ quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
b) Chỉ định một số tổ chức tín dụng triển khai cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội; thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Nghị định này.
5. Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Quản lý và sử dụng nguồn vốn, thực hiện cho vay đúng đối tượng theo quy định của Nghị định này;
b) Phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Đề án cho vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đối với các đối tượng quy định tại
6. Các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định tại Nghị định này.
Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
3. Quy định cụ thể và công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn phù hợp với điều kiện của từng địa phương; tổ chức quản lý và theo dõi chặt chẽ việc bán, thuê, thuê mua; ban hành khung giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn theo thẩm quyền.
4. Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách về phát triển và quản lý nhà ở xã hội của Trung ương; ban hành các quy định cụ thể về cơ chế khuyến khích, ưu đãi thêm của địa phương để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn; quy chế quản lý việc sử dụng, khai thác vận hành quỹ nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.
5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến việc bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn.
6. Yêu cầu các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án cho cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở tại địa phương theo định kỳ; tổ chức giao ban, sơ kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện phát triển nhà ở xã hội của địa phương theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 31. Trách nhiệm của các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp
1. Đối với các doanh nghiệp đã và đang sản xuất tại khu công nghiệp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giải quyết nhà ở, dành nguồn tài chính để hỗ trợ đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho hộ gia đình, cá nhân tại cơ sở đó gặp khó khăn về nhà ở;
2. Đối với các doanh nghiệp thành lập mới hoặc mở rộng sản xuất có trách nhiệm bảo đảm nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân làm việc tại đơn vị mình.
Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các dự án phát triển nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp và các dự án phát triển nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại đô thị đã được triển khai theo quy định của Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 và Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ, nhưng chủ đầu tư đề nghị thay đổi được áp dụng theo quy định tại Nghị định này thì phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Các dự án nhà ở xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải thực hiện phê duyệt lại, trừ trường hợp chủ đầu tư đề nghị được điều chỉnh lại nội dung dự án.
3. Các hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đã ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà đối tượng đó chưa được vay vốn ưu đãi và không thuộc đối tượng phải có giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập theo quy định tại
4. Các giấy tờ chứng minh, xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà đối tượng đó chưa được ký hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội thì không phải thực hiện việc xác nhận lại.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015.
2. Trong giai đoạn 2015 - 2020, Ngân hàng Chính sách xã hội chưa thực hiện cho vay đối với các đối tượng quy định tại
3. Nghị định này thay thế Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- Số hiệu: 100/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/10/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1135 đến số 1136
- Ngày hiệu lực: 10/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc xác định quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội
- Điều 5. Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị
- Điều 6. Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các khu công nghiệp
- Điều 7. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội
- Điều 8. Thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội
- Điều 9. Cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
- Điều 10. Huy động vốn phát triển nhà ở xã hội
- Điều 11. Phát triển nhà ở xã hội theo hình thức xây dựng - chuyển giao
- Điều 12. Mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội
- Điều 13. Nguyên tắc thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi
- Điều 14. Vay vốn ưu đãi theo các chương trình mục tiêu về nhà ở
- Điều 15. Vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
- Điều 16. Vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở
- Điều 17. Nguồn vốn cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội
- Điều 18. Quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay ưu đãi
- Điều 19. Quy định về việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 20. Trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 21. Giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 22. Hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
- Điều 23. Nguyên tắc, tiêu chí xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 24. Hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 25. Quản lý chất lượng nhà ở xã hội
- Điều 26. Quản lý khai thác, sử dụng nhà ở xã hội
- Điều 27. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán, cho thuê, cho thuê mua và bên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 29. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan
- Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 31. Trách nhiệm của các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp
- Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 33. Hiệu Iực thi hành