Điều 6 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Điều 6. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
a) Phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 06 x 20 cm.
Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 x 30 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe;
c) Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
2. Xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền
a) Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình;
b) Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu, gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
3. Xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (sau đây gọi là phần mềm tính tiền)
a) Trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, hủy chuyến;
b) Tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số;
c) Phần mềm tính tiền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho hành khách phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe, hành trình, cự ly chuyến đi (km), tổng số tiền hành khách phải trả và số điện thoại giải quyết phản ánh của hành khách.
4. Kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng phần mềm tính tiền phải gửi (qua phần mềm) hóa đơn điện tử của chuyến đi cho hành khách, đồng thời gửi về cơ quan Thuế các thông tin của hóa đơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị trước khi thực hiện kinh doanh vận tải.
6. Xe taxi được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.
Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Số hiệu: 10/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/01/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 163 đến số 164
- Ngày hiệu lực: 01/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
- Điều 5. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
- Điều 6. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Điều 7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
- Điều 8. Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
- Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 10. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt
- Điều 11. Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe
- Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
- Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 17. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh
- Điều 19. Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh
- Điều 20. Quy trình đăng ký, ngừng khai thác tuyến vận tải hành khách cố định
- Điều 21. Công bố bến xe
- Điều 22. Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu
- Điều 23. Bộ Giao thông vận tải
- Điều 24. Bộ Công an
- Điều 25. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Điều 26. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 27. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 28. Bộ Y tế
- Điều 29. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 30. Bộ Tài chính
- Điều 31. Bộ Công Thương
- Điều 32. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 33. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 34. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Điều 35. Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải