Điều 17 Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
Điều 17. Tạm đình chỉ các hoạt động khi vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Hoạt động của cơ quan, tổ chức, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân ở trong rừng, ven rừng bị tạm đình chỉ trong các trường hợp sau đây:
a) Các hoạt động không được phép sử dụng hoặc gây ra nguồn lửa, nguồn nhiệt mà có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy rừng;
b) Các hoạt động tạo ra môi trường nguy hiểm cháy, nổ ở trong rừng, ven rừng như gây rò rỉ xăng dầu, khí đốt hoặc các chất có nguy hiểm về cháy, nổ khác và các hoạt động có sử dụng lửa, nguồn nhiệt, sử dụng các dụng cụ, phương tiện phát sinh tia lửa trong trường hợp xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy nổ;
c) Các hoạt động được phép sử dụng lửa trong rừng, ven rừng nhưng xuất hiện các yếu tố và điều kiện không kiểm soát được có thể dẫn đến nguy cơ cháy rừng;
d) Đã bị xử lý hành chính về phòng cháy và chữa cháy rừng nhưng vẫn không khắc phục, sửa chữa.
2. Khi các nguy cơ cháy rừng được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 được loại trừ hoặc vi phạm về phòng cháy và chữa cháy rừng được quy định tại điểm d khoản 1 được khắc phục, sửa chữa thì được phục hồi hoạt động trở lại.
Trường hợp hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động đã hết mà nguy cơ phát sinh cháy rừng chưa được loại trừ hoặc vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy rừng chưa được khắc phục, sửa chữa thì bị gia hạn tạm đình chỉ hoạt động.
3. Việc tạm đình chỉ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.
4. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và việc phục hồi hoạt động đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 20 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.
5. Thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này là những người đã được quy định tại khoản 6 Điều 20 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.
Ngoài những người có thẩm quyền nêu trên, những người sau đây thuộc cơ quan quản lý nhà nước về Lâm nghiệp có thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và trong các phạm vi sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động trên phạm vi cả nước;
b) Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh, Trưởng Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi quản lý của mình;
c) Kiểm lâm viên khi phát hiện trường hợp đang có nguy cơ trực tiếp gây cháy rừng được quyền tạm đình chỉ hoạt động, đồng thời phải kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp có thẩm quyền.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn thủ tục tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động trở lại đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và ban hành các biểu mẫu "Quyết định tạm đình chỉ hoạt động", "Quyết định gia hạn tạm đình chỉ hoạt động", "Quyết định phục hồi hoạt động trở lại".
7. Những người được quy định tại khoản 5 Điều này khi ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động, quyết định gia hạn tạm đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động trở lại, đồng thời gửi tới Ủy ban nhân dân và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quyền và trách nhiệm của chủ rừng
- Điều 5. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đóng, hoạt động ở trong rừng, ven rừng
- Điều 6. Trách nhiệm của chủ hộ gia đình sinh sống ở trong rừng, ven rừng
- Điều 7. Trách nhiệm của cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng
- Điều 8. Chính sách đối với người tham gia chữa cháy rừng
- Điều 9. Các hành vi bị cấm trong rừng, ven rừng
- Điều 10. Các biện pháp phòng cháy rừng
- Điều 11. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
- Điều 12. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi được phép sử dụng lửa trong rừng, ven rừng
- Điều 13. Yêu cầu về phòng cháy đối với dự án trồng rừng, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 14. Kinh phí đầu tư cho phòng cháy và chữa cháy trong dự án trồng rừng
- Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với dự án trồng rừng và xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 16. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 17. Tạm đình chỉ các hoạt động khi vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 18. Đình chỉ các hoạt động khi không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 19. Các biện pháp chữa cháy rừng
- Điều 20. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 21. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng
- Điều 22. Huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng
- Điều 23. Người chỉ huy chữa cháy rừng
- Điều 24. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy rừng
- Điều 25. Tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 26. Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 27. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 28. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 29. Sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 30. Ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 31. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 36. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 37. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương