Chương 6 Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi toàn quốc.
2. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động các cơ quan, tổ chức và nhân dân tích cực tham gia phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Chỉ đạo việc tổ chức, xây dựng lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng trong phạm vi cả nước.
5. Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm và các đơn vị có liên quan của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác về phòng cháy và chữa cháy rừng.
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phòng cháy và chữa cháy rừng; tiến hành sơ kết, tổng kết về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; lập kế hoạch, biện pháp, giải pháp phòng cháy và chữa cháy rừng cụ thể, phù hợp cho từng thời gian.
7. Lập kế hoạch, dự trù kinh phí hàng năm cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Ban hành các chỉ thị, quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng có liên quan cho các cơ quan, đơn vị thuộc quyền. Chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh và các đơn vị Quân đội phối hợp với cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Công an ở địa phương tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, tham gia phương án phòng cháy và chữa cháy rừng tại nơi đơn vị đóng quân, địa bàn hoạt động của đơn vị mình; tổ chức thực hiện những quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng đối với những diện tích rừng được khoán bảo vệ hoặc trồng rừng.
2. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Chỉ đạo các đơn vị đóng quân trong rừng, gần rừng tham gia tuần tra và sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra cháy rừng theo lệnh huy động của người có thẩm quyền.
4. Huy động lực lượng, phương tiện của các đơn vị quân đội tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình chịu trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy rừng và có trách nhiệm cụ thể sau:
1. Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng tại địa phương.
2. Thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng.
3. Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền.
4. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy rừng cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng.
5. Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy rừng.
6. Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.
7. Chỉ đạo tổ chức chữa cháy rừng, điều tra nguyên nhân gây cháy rừng và khắc phục hậu quả vụ cháy rừng.
8. Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng.
9. Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 36. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về phòng cháy và chữa cháy liên quan đến rừng trong phạm vi và thẩm quyền của mình.
2. Phối hợp với Bộ Công an và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Huy động lực lượng, phương tiện trong phạm vi quản lý của mình để tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
4. Thống kê báo cáo Chính phủ, Bộ Công an về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 37. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương
1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ Công an và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy rừng; thông báo các bản tin dự báo cháy rừng trong các thời điểm cần thiết.
Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quyền và trách nhiệm của chủ rừng
- Điều 5. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đóng, hoạt động ở trong rừng, ven rừng
- Điều 6. Trách nhiệm của chủ hộ gia đình sinh sống ở trong rừng, ven rừng
- Điều 7. Trách nhiệm của cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng
- Điều 8. Chính sách đối với người tham gia chữa cháy rừng
- Điều 9. Các hành vi bị cấm trong rừng, ven rừng
- Điều 10. Các biện pháp phòng cháy rừng
- Điều 11. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
- Điều 12. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi được phép sử dụng lửa trong rừng, ven rừng
- Điều 13. Yêu cầu về phòng cháy đối với dự án trồng rừng, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 14. Kinh phí đầu tư cho phòng cháy và chữa cháy trong dự án trồng rừng
- Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với dự án trồng rừng và xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 16. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 17. Tạm đình chỉ các hoạt động khi vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 18. Đình chỉ các hoạt động khi không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 19. Các biện pháp chữa cháy rừng
- Điều 20. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 21. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng
- Điều 22. Huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng
- Điều 23. Người chỉ huy chữa cháy rừng
- Điều 24. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy rừng
- Điều 25. Tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 26. Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 27. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 28. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 29. Sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 30. Ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 31. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 36. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 37. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương