Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2009/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2009 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản (sau đây gọi là Nghị định số 160/2005/NĐ-CP) như sau:
1. Bổ sung
“2a. Xác định, phê duyệt và công bố khu vực đấu thầu thăm dò, đấu thầu khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 23 (sửa đổi, bổ sung) của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP; tổ chức việc thực hiện đấu thầu theo quy định.
3. Xác định khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Khoáng sản; cung cấp cho Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng các tài liệu điều tra, đánh giá về khoáng sản phục vụ công tác quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; xác định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia theo quy định tại Điều 23a (sửa đổi, bổ sung) của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP; khoanh định khu vực có khoáng sản độc hại theo quy định tại Điều 15 của Luật khoáng sản và thông báo cho cơ quan nhà nước có liên quan, tổ chức thực hiện việc kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt trên phạm vi cả nước”.
2.
“b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định khu vực đấu thầu thăm dò, đấu thầu khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 23 (sửa đổi, bổ sung) của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP;
2. Bộ Công thương ban hành Danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu đối với các loại khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng; Bộ Xây dựng ban hành Danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng”.
3.
“b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Quốc phòng, Công an, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan khoanh định và phê duyệt các khu vực cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 20 (sửa đổi, bổ sung) của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP; khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP;
g) Xác định, phê duyệt và công bố khu vực đấu thầu thăm dò, đấu thầu khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 23 (sửa đổi, bổ sung) của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP; tổ chức việc thực hiện đấu thầu theo quy định;”
4.
“đ) Thể hiện khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định;
e) Thể hiện khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và khu vực đấu thầu thăm dò, đấu thầu khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;”
5. Bổ sung
“d) Trường hợp xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không bắt buộc phải tiến hành thăm dò quy định tại khoản 2 Điều 41 (sửa đổi, bổ sung) của Luật Khoáng sản, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản này, còn phải bảo đảm điều kiện sản phẩm khai thác được chỉ phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa cơ sở hạ tầng, đê điều”.
6.
“d) Thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ an toàn các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, công trình thủy lợi, đê điều, thông tin;
e) Đô thị, khu thương mại, khu du lịch hoặc công trình kết cấu hạ tầng quan trọng; khu công nghiệp, trừ diện tích thuộc dự án chế biến khoáng sản.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành liên quan và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng sau khi được phê duyệt”.
7.
“Điều 23. Khu vực đấu thầu thăm dò, đấu thầu khai thác khoáng sản
1. Khu vực đấu thầu thăm dò, khu vực đấu thầu khai thác khoáng sản bao gồm các khu vực sau đây:
a) Khu vực đã được điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, có triển vọng về tài nguyên khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt là khu vực đấu thầu thăm dò khoáng sản;
b) Mỏ khoáng sản đã được thăm dò bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt là khu vực đấu thầu khai thác khoáng sản.
2. Thẩm quyền, trách nhiệm xác định, phê duyệt và công bố khu vực đấu thầu thăm dò, đấu thầu khai thác khoáng sản:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng xác định các khu vực đấu thầu thăm dò, đấu thầu khai thác khoáng sản, trừ các khu vực thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm g khoản 1 Điều 6 (sửa đổi, bổ sung) của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP và quyết định phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, phê duyệt khu vực đấu thầu thăm dò, đấu thầu khai thác khoáng sản đối với các khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 (sửa đổi, bổ sung) của Luật Khoáng sản và khoản 2 Điều 26 (sửa đổi, bổ sung) của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố khu vực đấu thầu thăm dò, đấu thầu khai thác sau khi được phê duyệt.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng quy định nguyên tắc và phương pháp định giá tài nguyên khoáng sản làm cơ sở đấu thầu khai thác khoáng sản.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu thăm dò, đấu thầu khai thác khoáng sản”.
8. Bổ sung
“Điều 23a. Khu vực có khoáng sản thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia
1. Khu vực có khoáng sản thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia bao gồm các khu vực:
a) Đã được điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản cần dự trữ cho mục tiêu phát triển bền vững;
b) Có tiền đề địa chất và dấu hiệu triển vọng về tài nguyên khoáng sản nhưng chưa được đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng xác định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia.
3. Hoạt động khảo sát, thăm dò và khai thác khoáng sản trong khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia chỉ được thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận”.
9. Sửa đổi, bổ sung
“2. Diện tích khu vực có kết quả đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước hoặc không thuộc khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 của Luật Khoáng sản”.
10.
“2. Mức lệ phí độc quyền thăm dò được tính theo quy định sau đây:
Năm thứ 1: 50.000 đồng/ha/năm;
Năm thứ 2: 80.000 đồng/ha/năm;
Năm thứ 3 và 4: 100.000 đồng/ha/năm.”
11.
“Điều 45. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phối hợp thẩm định cấp giấy phép thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản
1. Trường hợp khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản chưa được phê duyệt và thông báo theo quy định, trước khi cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản theo thẩm quyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản về diện tích dự kiến cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc diện tích khai thác khoáng sản hoặc diện tích xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản có hoặc không có liên quan đến khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra, xác định diện tích dự kiến cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc diện tích khai thác khoáng sản hoặc diện tích xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản có hoặc không có liên quan đến khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và trả lời Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được văn bản hỏi ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Trong trường hợp đặc biệt, cần thăm dò hoặc khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Khoáng sản phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”
Điều 2. Thay thế cụm từ “Bộ Công nghiệp” tại
Điều 3. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 2Luật Khoáng sản 1996
- 3Thông tư 184/2009/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 155/2010/TT-BTC hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 07/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- Số hiệu: 07/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/01/2009
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 111 đến số 112
- Ngày hiệu lực: 08/03/2009
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra