Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động
Tiền lương theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.
3. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động
- Số hiệu: 05/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/01/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 171 đến số 172
- Ngày hiệu lực: 01/03/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động
- Điều 4. Nội dung hợp đồng lao động
- Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động
- Điều 6. Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi
- Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử
- Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác
- Điều 9. Thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động khi được bổ nhiệm hoặc được cử làm người đại diện phần vốn góp của Nhà nước
- Điều 10. Nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Điều 11. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
- Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
- Điều 13. Thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế
- Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
- Điều 15. Trách nhiệm lập phương án sử dụng lao động, tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người sử dụng lao động trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp
- Điều 16. Thương lượng tập thể định kỳ
- Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc tham dự phiên họp thương lượng tập thể
- Điều 18. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
- Điều 19. Trách nhiệm tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của cơ quan quản lý nhà nước về lao động
- Điều 20. Kiến nghị tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
- Điều 21. Tiền lương
- Điều 22. Hình thức trả lương
- Điều 23. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng
- Điều 24. Nguyên tắc trả lương
- Điều 25. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
- Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương
- Điều 27. Nội dung của nội quy lao động
- Điều 28. Đăng ký nội quy lao động và hiệu lực của nội quy lao động
- Điều 29. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
- Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
- Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc