Điều 12 Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
1. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, người lái xe và bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Chi phí giám định thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.
2. Trường hợp chủ xe cơ giới, người lái xe không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập, một trong các bên được yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
3. Trường hợp kết luận của giám định viên độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí giám định viên độc lập. Trường hợp kết luận của giám định viên độc lập trùng với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới, người lái xe phải trả chi phí giám định viên độc lập.
4. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không thể thực hiện được việc giám định, doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
- Điều 4. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
- Điều 5. Phạm vi bồi thường thiệt hại
- Điều 6. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm)
- Điều 7. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm
- Điều 8. Mức trách nhiệm Bảo hiểm
- Điều 9. Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm
- Điều 10. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
- Điều 11. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
- Điều 12. Giám định thiệt hại
- Điều 13. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 14. Bồi thường bảo hiểm
- Điều 15. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
- Điều 16. Thời hạn yêu cầu, thanh toán bồi thường
- Điều 17. Quyền của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm
- Điều 18. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm
- Điều 19. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 20. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 21. Trách nhiệm lập và gửi báo cáo
- Điều 22. Giải quyết tranh chấp
- Điều 24. Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe Cơ giới
- Điều 25. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
- Điều 26. Đóng góp Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
- Điều 27. Nội dung chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
- Điều 28. Quản trị, điều hành hoạt động của Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới
- Điều 29. Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
- Điều 30. Quy trình, thủ tục và hồ sơ chi trả hỗ trợ nhân đạo
- Điều 31. Nguyên tắc quản lý, vận hành và khai thác Cơ sở dữ liệu
- Điều 32. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
- Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạn của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Y tế
- Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 39. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 40. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
- Điều 42. Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia về An toàn Giao thông
- Điều 43. Trách nhiệm của Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN
- Điều 44. Trách nhiệm của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
- Điều 45. Trách nhiệm của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam