Chương 7 Luật Xây dựng 2014
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Mục 1. QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ theo từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng và mặt bằng giá thị trường.
2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đo bóc khối lượng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, điều chỉnh dự toán xây dựng, chỉ số giá xây dựng, kiểm soát chi phí trong đầu tư xây dựng; hướng dẫn và quản lý việc cấp chứng chỉ định giá xây dựng; công bố các chỉ tiêu, định mức xây dựng, chỉ số giá xây dựng.
3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành, khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.
4. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện trên cơ sở điều kiện, cách thức xác định chi phí đầu tư xây dựng đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận phù hợp với các quy định, hướng dẫn về lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trình tự đầu tư xây dựng.
5. Chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn nhà nước phải được xác định theo quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Điều 133. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng
1. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức và giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
1. Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Trường hợp phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thì việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư theo thiết kế sơ bộ là cơ sở để ước tính chi phí đầu tư xây dựng.
2. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm các chi phí trong dự toán xây dựng công trình theo quy định tại
3. Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án hoặc được xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng hoặc từ dữ liệu về chi phí của các công trình tương tự đã thực hiện.
4. Tổng mức đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt và là cơ sở để quản lý chi phí của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt là mức chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để thực hiện dự án.
5. Tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án theo quy định tại
Điều 135. Dự toán xây dựng
1. Dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.
2. Nội dung dự toán xây dựng gồm chi phí về xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng.
3. Dự toán xây dựng sử dụng vốn nhà nước được phê duyệt theo quy định tại
4. Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại
b) Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;
c) Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định.
Điều 136. Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng
1. Hệ thống định mức xây dựng gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức chi phí. Giá xây dựng công trình gồm đơn giá xây dựng chi tiết và giá xây dựng tổng hợp cho nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình hoặc công trình.
2. Đơn giá xây dựng công trình được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc định mức xây dựng và giá vật liệu, nhân công, máy thi công, các yếu tố chi phí cần thiết khác phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại khu vực xây dựng.
3. Hệ thống định mức và giá xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là cơ sở để chủ đầu tư sử dụng, tham khảo trong xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
4. Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian và làm cơ sở cho việc xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố chỉ số giá xây dựng tại địa phương.
Điều 137. Thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
1. Việc thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư. Chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ thanh toán.
2. Công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng phải thực hiện quyết toán dự án đầu tư xây dựng. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán dự án đầu tư trong giới hạn tổng mức đầu tư được phê duyệt. Thời hạn quyết toán dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Chính phủ.
3. Thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại
Mục 2. HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Điều 138. Quy định chung về hợp đồng xây dựng
2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:
a) Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
b) Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
c) Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Điều 139. Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại
c) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật này.
Điều 140. Các loại hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng.
2. Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:
a) Hợp đồng tư vấn xây dựng;
b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
c) Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;
d) Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng, hợp đồng chìa khóa trao tay;
đ) Hợp đồng xây dựng khác.
3. Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:
a) Hợp đồng trọn gói;
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
d) Hợp đồng theo thời gian;
đ) Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
e) Hợp đồng theo giá kết hợp;
g) Hợp đồng xây dựng khác;
h) Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước chỉ áp dụng các loại hợp đồng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này hoặc kết hợp các loại hợp đồng này.
Điều 141. Nội dung hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:
b) Ngôn ngữ áp dụng;
c) Nội dung và khối lượng công việc;
d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
n) Rủi ro và bất khả kháng;
o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
p) Các nội dung khác.
Điều 142. Hồ sơ hợp đồng xây dựng
2. Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng gồm một số hoặc toàn bộ các tài liệu sau:
a) Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu;
b) Điều kiện cụ thể của hợp đồng hoặc Điều khoản tham chiếu đối với hợp đồng tư vấn xây dựng;
c) Điều kiện chung của hợp đồng;
d) Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;
đ) Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;
e) Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;
g) Biên bản đàm phán hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng;
h) Các phụ lục của hợp đồng;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
Điều 143. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
2. Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:
a) Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;
b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
c) Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
d) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài các quy định nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước còn phải tuân thủ các quy định sau:
a) Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian;
b) Đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo nội dung, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh hợp đồng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép.
Điều 144. Thanh toán hợp đồng xây dựng
2. Các bên hợp đồng thỏa thuận về phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.
9. Đồng tiền sử dụng trong thanh toán hợp đồng xây dựng là Đồng Việt Nam; trường hợp sử dụng ngoại tệ để thanh toán do các bên hợp đồng thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Điều 145. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng
1. Các bên hợp đồng có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong trường hợp sau:
a) Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết;
b) Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán.
2. Bên giao thầu có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau:
a) Bên nhận thầu bị phá sản hoặc giải thể;
b) Bên nhận thầu từ chối hoặc liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng.
3. Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau:
a) Bên giao thầu bị phá sản hoặc giải thể;
b) Do lỗi của bên giao thầu dẫn tới công việc bị dừng liên tục vượt quá thời hạn đã thỏa thuận của các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
c) Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu vượt quá thời hạn đã thỏa thuận của các bên kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.
3. Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:
a) Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;
b) Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.
4. Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:
a) Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu;
b) Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;
c) Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;
d) Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
7. Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi, tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
8. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như sau:
a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.
Điều 147. Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng
2. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.
3. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:
a) Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại
Luật Xây dựng 2014
- Số hiệu: 50/2014/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 18/06/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 679 đến số 680
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
- Điều 6. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Điều 7. Chủ đầu tư
- Điều 8. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng
- Điều 9. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Điều 10. Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Điều 11. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
- Điều 14. Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng
- Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
- Điều 16. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
- Điều 17. Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
- Điều 18. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng
- Điều 19. Kinh phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng
- Điều 20. Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng
- Điều 21. Lưu trữ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng
- Điều 22. Quy hoạch xây dựng vùng và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng
- Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
- Điều 24. Đối tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
- Điều 25. Các cấp độ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
- Điều 26. Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù
- Điều 27. Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù
- Điều 28. Quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù
- Điều 29. Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn
- Điều 30. Quy hoạch chung xây dựng xã
- Điều 31. Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
- Điều 32. Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
- Điều 33. Hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
- Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
- Điều 35. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng
- Điều 36. Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch xây dựng
- Điều 37. Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng
- Điều 38. Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng
- Điều 39. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng
- Điều 40. Công bố công khai quy hoạch xây dựng
- Điều 41. Trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng
- Điều 42. Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng
- Điều 43. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
- Điều 44. Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa
- Điều 45. Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng
- Điều 46. Giới thiệu địa điểm xây dựng
- Điều 47. Giấy phép quy hoạch xây dựng
- Điều 48. Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng
- Điều 49. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
- Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
- Điều 51. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng
- Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
- Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 55. Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
- Điều 56. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
- Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
- Điều 58. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng
- Điều 59. Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng
- Điều 60. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng
- Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
- Điều 62. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 63. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
- Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
- Điều 65. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 66. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
- Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
- Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 71. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng
- Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
- Điều 73. Loại hình khảo sát xây dựng
- Điều 74. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng
- Điều 75. Nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng
- Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng
- Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
- Điều 79. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng
- Điều 80. Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 81. Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Điều 82. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng
- Điều 83. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng
- Điều 84. Điều chỉnh thiết kế xây dựng
- Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng
- Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
- Điều 87. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
- Điều 88. Lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng
- Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
- Điều 90. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng
- Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị
- Điều 92. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị
- Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
- Điều 94. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
- Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
- Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
- Điều 97. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình
- Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
- Điều 99. Gia hạn giấy phép xây dựng
- Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
- Điều 101. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng
- Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
- Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
- Điều 104. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
- Điều 105. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy phép xây dựng
- Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình
- Điều 108. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Điều 109. Yêu cầu đối với công trường xây dựng
- Điều 110. Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng
- Điều 111. Yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình
- Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình
- Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
- Điều 114. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng
- Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
- Điều 116. Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình
- Điều 117. Di dời công trình xây dựng
- Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
- Điều 119. Sự cố công trình xây dựng
- Điều 120. Giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 121. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 122. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng
- Điều 124. Bàn giao công trình xây dựng
- Điều 125. Bảo hành công trình xây dựng
- Điều 126. Bảo trì công trình xây dựng
- Điều 127. Dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng
- Điều 128. Công trình xây dựng đặc thù
- Điều 129. Xây dựng công trình bí mật nhà nước
- Điều 130. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp
- Điều 131. Xây dựng công trình tạm
- Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Điều 133. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
- Điều 135. Dự toán xây dựng
- Điều 136. Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng
- Điều 137. Thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
- Điều 138. Quy định chung về hợp đồng xây dựng
- Điều 139. Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
- Điều 140. Các loại hợp đồng xây dựng
- Điều 141. Nội dung hợp đồng xây dựng
- Điều 142. Hồ sơ hợp đồng xây dựng
- Điều 143. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
- Điều 144. Thanh toán hợp đồng xây dựng
- Điều 145. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng
- Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
- Điều 147. Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng
- Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
- Điều 149. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 150. Điều kiện của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng
- Điều 151. Điều kiện của tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
- Điều 152. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 153. Điều kiện của tổ chức khảo sát xây dựng
- Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
- Điều 155. Điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng
- Điều 156. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Điều 157. Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình
- Điều 158. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập
- Điều 159. Quản lý và giám sát năng lực hoạt động xây dựng