Mục 2 Chương 3 Luật Xây dựng 2014
Mục 2. LẬP, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Những dự án khác trong trường hợp cần phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
4. Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư không phải lập dự án hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.
2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.
3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.
4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.
5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.
6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.
Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:
a) Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
b) Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
c) Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;
d) Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;
đ) Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;
e) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.
2. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:
a) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;
b) Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;
c) Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;
d) Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
Điều 55. Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Điều 56. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
1. Dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định trước khi quyết định đầu tư.
2. Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm:
a) Tờ trình thẩm định dự án của chủ đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
c) Các tài liệu, văn bản có liên quan.
3. Nội dung thẩm định dự án theo quy định tại
Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
1. Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập có trách nhiệm thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại
3. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại các
b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
4. Đối với dự án sử dụng vốn khác thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
b) Dự án sử dụng vốn khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này do người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án;
c) Dự án thực hiện theo các hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư có phần góp vốn của nhà nước do cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư thẩm định các nội dung khác trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
a) Trường hợp sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng quy định tại
b) Trường hợp sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
c) Trường hợp sử dụng vốn khác thì người quyết định đầu tư, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng, trừ các công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng và tự chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định.
6. Dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
7. Cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định dự án hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đã được đăng ký trên trang thông tin điện tử về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật này để thẩm tra dự án làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt dự án. Chi phí thẩm tra, phí thẩm định dự án và thiết kế cơ sở được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
8. Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định dự án trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
9. Tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định, thẩm tra dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, thẩm tra của mình. Tổ chức, cá nhân lập dự án không được tham gia thẩm định, thẩm tra dự án do mình lập.
Điều 58. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng
1. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm thẩm định thiết kế cơ sở và nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến;
b) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
c) Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ;
d) Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
đ) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế;
e) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân tư vấn lập thiết kế;
g) Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở.
3. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được thẩm định gồm:
a) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư xây dựng gồm sự phù hợp với chủ trương đầu tư, khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô, công suất, năng lực khai thác sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ;
b) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án gồm sự phù hợp về quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng xây dựng; nhu cầu sử dụng tài nguyên (nếu có), việc bảo đảm các yếu tố đầu vào và đáp ứng các đầu ra của sản phẩm dự án; giải pháp tổ chức thực hiện; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; các giải pháp bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác;
c) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án gồm tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; chi phí khai thác vận hành; khả năng huy động vốn theo tiến độ, phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
4. Đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng quy định tại
a) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư, quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư, hiệu quả về kinh tế - xã hội;
b) Xem xét các yếu tố bảo đảm tính khả thi gồm nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình; sự tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình; sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ; sự tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ;
d) Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận;
đ) Đánh giá sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình;
e) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Điều 59. Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Thời gian thẩm định dự án được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
1. Thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia;
2. Thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày đối với dự án nhóm A;
3. Thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày đối với dự án nhóm B;
4. Thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày đối với dự án nhóm C và dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
5. Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định thì cơ quan, tổ chức thẩm định phải báo cáo cơ quan cấp trên xem xét, quyết định việc gia hạn; thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 60. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng
1. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước góp vốn để đầu tư xây dựng thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia;
b) Người đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật quyết định đầu tư dự án.
3. Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư xây dựng dự án trong phạm vi quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
1. Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước gồm:
a) Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
2. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn nhà nước do người quyết định đầu tư quyết định.
3. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
4. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt.
6. Chính phủ quy định chi tiết về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.
Luật Xây dựng 2014
- Số hiệu: 50/2014/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 18/06/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 679 đến số 680
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
- Điều 6. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Điều 7. Chủ đầu tư
- Điều 8. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng
- Điều 9. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Điều 10. Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Điều 11. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng
- Điều 14. Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng
- Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng
- Điều 16. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
- Điều 17. Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
- Điều 18. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng
- Điều 19. Kinh phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng
- Điều 20. Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng
- Điều 21. Lưu trữ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng
- Điều 22. Quy hoạch xây dựng vùng và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng
- Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng
- Điều 24. Đối tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
- Điều 25. Các cấp độ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
- Điều 26. Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù
- Điều 27. Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù
- Điều 28. Quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù
- Điều 29. Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn
- Điều 30. Quy hoạch chung xây dựng xã
- Điều 31. Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
- Điều 32. Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
- Điều 33. Hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
- Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
- Điều 35. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng
- Điều 36. Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch xây dựng
- Điều 37. Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng
- Điều 38. Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng
- Điều 39. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng
- Điều 40. Công bố công khai quy hoạch xây dựng
- Điều 41. Trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng
- Điều 42. Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng
- Điều 43. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
- Điều 44. Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa
- Điều 45. Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng
- Điều 46. Giới thiệu địa điểm xây dựng
- Điều 47. Giấy phép quy hoạch xây dựng
- Điều 48. Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng
- Điều 49. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
- Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng
- Điều 51. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng
- Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng
- Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Điều 55. Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
- Điều 56. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
- Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
- Điều 58. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng
- Điều 59. Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng
- Điều 60. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng
- Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
- Điều 62. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 63. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
- Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
- Điều 65. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 66. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
- Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
- Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 71. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng
- Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng
- Điều 73. Loại hình khảo sát xây dựng
- Điều 74. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng
- Điều 75. Nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng
- Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng
- Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng
- Điều 79. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng
- Điều 80. Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Điều 81. Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Điều 82. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng
- Điều 83. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng
- Điều 84. Điều chỉnh thiết kế xây dựng
- Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng
- Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
- Điều 87. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
- Điều 88. Lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng
- Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
- Điều 90. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng
- Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị
- Điều 92. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị
- Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
- Điều 94. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
- Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
- Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
- Điều 97. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình
- Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
- Điều 99. Gia hạn giấy phép xây dựng
- Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng
- Điều 101. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng
- Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
- Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
- Điều 104. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
- Điều 105. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy phép xây dựng
- Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình
- Điều 108. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Điều 109. Yêu cầu đối với công trường xây dựng
- Điều 110. Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng
- Điều 111. Yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình
- Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình
- Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
- Điều 114. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng
- Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình
- Điều 116. Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình
- Điều 117. Di dời công trình xây dựng
- Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
- Điều 119. Sự cố công trình xây dựng
- Điều 120. Giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 121. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 122. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng
- Điều 124. Bàn giao công trình xây dựng
- Điều 125. Bảo hành công trình xây dựng
- Điều 126. Bảo trì công trình xây dựng
- Điều 127. Dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng
- Điều 128. Công trình xây dựng đặc thù
- Điều 129. Xây dựng công trình bí mật nhà nước
- Điều 130. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp
- Điều 131. Xây dựng công trình tạm
- Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Điều 133. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng
- Điều 135. Dự toán xây dựng
- Điều 136. Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng
- Điều 137. Thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
- Điều 138. Quy định chung về hợp đồng xây dựng
- Điều 139. Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
- Điều 140. Các loại hợp đồng xây dựng
- Điều 141. Nội dung hợp đồng xây dựng
- Điều 142. Hồ sơ hợp đồng xây dựng
- Điều 143. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
- Điều 144. Thanh toán hợp đồng xây dựng
- Điều 145. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng
- Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
- Điều 147. Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng
- Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
- Điều 149. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Điều 150. Điều kiện của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng
- Điều 151. Điều kiện của tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
- Điều 152. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều 153. Điều kiện của tổ chức khảo sát xây dựng
- Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
- Điều 155. Điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng
- Điều 156. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Điều 157. Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình
- Điều 158. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập
- Điều 159. Quản lý và giám sát năng lực hoạt động xây dựng