Chương 8 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Mục 1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Điều 60. Nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 61. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật này.
Điều 62. Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
2. Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 63. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ và các tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính, khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Mục 2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Điều 64. Xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 65. Xử lý cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ
Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm sau đây:
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
2. Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;
3. Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- Số hiệu: 02/2016/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 18/11/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1257 đến số 1258
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Điều 4. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
- Điều 7. Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
- Điều 9. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Điều 10. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
- Điều 11. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng
- Điều 12. Đăng ký hoạt động tín ngưỡng
- Điều 13. Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ
- Điều 14. Tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi
- Điều 15. Quản lý, sử dụng khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng
- Điều 16. Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
- Điều 17. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
- Điều 18. Điều kiện để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
- Điều 19. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
- Điều 20. Hoạt động của tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
- Điều 21. Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo
- Điều 22. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo
- Điều 23. Hiến chương của tổ chức tôn giáo
- Điều 24. Sửa đổi hiến chương
- Điều 25. Tên của tổ chức tôn giáo
- Điều 26. Thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo
- Điều 27. Thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 28. Điều kiện thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 29. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 30. Tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 31. Giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 32. Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc
- Điều 33. Thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc
- Điều 34. Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc
- Điều 35. Thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành
- Điều 36. Cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc
- Điều 37. Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo
- Điều 38. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo
- Điều 39. Hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo
- Điều 40. Hướng dẫn chương trình, nội dung giảng dạy môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam
- Điều 41. Mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo
- Điều 42. Giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo
- Điều 43. Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo
- Điều 44. Hội nghị của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 45. Đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
- Điều 46. Cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp
- Điều 47. Sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
- Điều 48. Hoạt động tôn giáo, hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 49. Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam
- Điều 50. Tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài
- Điều 51. Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài
- Điều 52. Hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ
- Điều 53. Gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài
- Điều 54. Hoạt động xuất bản, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm
- Điều 55. Hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo
- Điều 56. Việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo
- Điều 57. Đất cơ sở tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo
- Điều 58. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo
- Điều 59. Di dời công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo
- Điều 60. Nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
- Điều 61. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
- Điều 62. Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo
- Điều 63. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về tín ngưỡng, tôn giáo