Điều 24 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997
Điều 24. Xử lý vi phạm về thuế đối với đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì bị xử lý như sau:
1 - Không thực hiện đúng những quy định về chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế theo quy định tại các
2 - Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt 0,1% (một phần nghìn) số tiền nộp chậm;
3 - Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
4- Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý như sau:
a) Trích tiền gửi của cơ sở kinh doanh tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt.
Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ sở kinh doanh để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách Nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc của cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ;
b) Giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;
c) Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997
- Số hiệu: 57-L/CTN
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 10/05/1997
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Đức Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 01/01/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều 2. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều 5. Căn cứ tính thuế
- Điều 6. Thu nhập chịu thuế
- Điều 7. Xác định thu nhập chịu thuế
- Điều 8. Doanh thu
- Điều 9. Chi phí
- Điều 10. Thuế suất
- Điều 11. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh
- Điều 12. Kê khai thuế
- Điều 13. Nộp thuế
- Điều 14. Quyết toán thuế
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế
- Điều 16. Quyền ấn định thu nhập chịu thuế
- Điều 17. Miễn thuế, giảm thuế cho cơ sở kinh doanh mới thành lập
- Điều 18. Miễn thuế, giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh trong nước trong trường hợp đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất
- Điều 19. Hoàn thuế cho số thu nhập tái đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Điều 20. Miễn thuế cho cơ sở kinh doanh di chuyển đến miền núi, hải đảo và vùng có khó khăn khác
- Điều 21. Miễn thuế, giảm thuế cho các trường hợp khác
- Điều 22. Chuyển lỗ
- Điều 23. Xét miễn thuế, giảm thuế
- Điều 24. Xử lý vi phạm về thuế đối với đối tượng nộp thuế
- Điều 25. Thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc xử lý vi phạm về thuế
- Điều 26. Xử lý vi phạm đối với cán bộ thuế và cá nhân khác
- Điều 27. Khen thưởng
- Điều 28. Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại về thuế
- Điều 29. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế
- Điều 30. Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong cả nước.
- Điều 31. Bộ trưởng Bộ tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong cả nước.
- Điều 32. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra việc chấp hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở địa phương mình.