Mục 5 Chương 2 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
MỤC 5. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
Điều 46. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
2. Phải đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội và yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia gắn với bảo vệ môi trường.
3. Phải sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong khai thác, chế biến tài nguyên; bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích. Chỉ cấp phép khai thác, chế biến tài nguyên khi việc khai thác, chế biến tài nguyên đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.
4. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng, các loại tài nguyên khác.
1. Việc quản lý, sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
a) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Đúng mục đích sử dụng đất;
c) Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng đất có trách nhiệm:
a) Quản lý, sử dụng đất theo đúng quy định tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất và các quy định khác của pháp luật về đất đai;
b) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất và xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất; thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng đất; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi sử dụng đất không đúng mục đích, các hành vi gây lãng phí đất.
Điều 48. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
b) Đúng mục đích, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
c) Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
b) Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
c) Bảo vệ tài nguyên nước đang sử dụng;
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của Luật tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phát hiện và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi làm ô nhiễm, hủy hoại, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên nước.
Điều 49. Quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản
1. Việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
b) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
c) Theo đúng giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
d) Thực hiện tận thu triệt để trong khai thác khoáng sản và sử dụng hiệu quả các sản phẩm phụ hữu ích của hoạt động khai thác khoáng sản.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản;
b) Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản;
c) Thực hiện khai thác đúng chủng loại, kỹ thuật, trữ lượng khoáng sản ghi trong giấy phép; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi khai thác khoáng sản;
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng khoáng sản; phát hiện và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường, gây thất thoát, lãng phí khoáng sản.
Điều 50. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
1. Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
b) Bảo vệ, chống cháy rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng;
c) Kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng;
d) Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng, giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên.
2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng;
b) Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng;
c) Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo quy chế quản lý rừng;
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng; phát hiện và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi làm ô nhiễm, hủy hoại, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên rừng.
Điều 51. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khác
1. Tài nguyên khác chưa được quy định tại các
2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao khai thác, sử dụng tài nguyên có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp để khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 52. Sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo
1. Sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo được xác định là phương thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiệu quả. Các dự án đầu tư tái chế, sử dụng tài nguyên tái chế và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật liên quan đến sử dụng tài nguyên tái chế và nguồn năng lượng tái tạo được hỗ trợ tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có sáng kiến tái chế, sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo góp phần tiết kiệm, chống lãng phí được khen thưởng từ nguồn kinh phí tiết kiệm được do áp dụng sáng kiến và theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
1. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên không đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Gây ô nhiễm, hủy hoại tài nguyên; không thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường.
3. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả; chậm đưa vào sử dụng theo quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất; không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bỏ hoang, không khai thác hết diện tích được giao.
4. Không xây dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên.
5. Không thực hiện phân loại, xử lý tái chế chất thải theo quy định của pháp luật; gây khó khăn, cản trở cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện các dự án sử dụng tài nguyên tái chế.
6. Cấp phép khai thác, chế biến tài nguyên không đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- Số hiệu: 44/2013/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1009 đến số 1010
- Ngày hiệu lực: 01/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 5. Công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 6. Giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 7. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
- Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 9. Phát hiện lãng phí và trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí
- Điều 10. Kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi, kiểm toán nhà nước
- Điều 11. Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 12. Nguyên tắc ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 13. Trách nhiệm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 14. Trách nhiệm thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 15. Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 16. Hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện và kiểm tra định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 17. Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 18. Quản lý kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 19. Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 20. Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia
- Điều 21. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 22. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo
- Điều 23. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ y tế
- Điều 24. Thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước
- Điều 25. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 26. Giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các cơ quan, tổ chức
- Điều 27. Hành vi gây lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 28. Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
- Điều 29. Quản lý, sử dụng phương tiện đi lại
- Điều 30. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 31. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc
- Điều 32. Hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc
- Điều 33. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư
- Điều 34. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Điều 35. Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
- Điều 36. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình
- Điều 37. Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư
- Điều 38. Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình
- Điều 39. Quản lý vốn đầu tư xây dựng
- Điều 40. Sử dụng vốn đầu tư xây dựng
- Điều 41. Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng
- Điều 42. Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
- Điều 43. Quản lý, sử dụng nhà ở công vụ
- Điều 44. Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng
- Điều 45. Hành vi gây lãng phí trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng
- Điều 46. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
- Điều 47. Quản lý, sử dụng đất
- Điều 48. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 49. Quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản
- Điều 50. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
- Điều 51. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khác
- Điều 52. Sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo
- Điều 53. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
- Điều 54. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động
- Điều 55. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong cơ quan nhà nước
- Điều 56. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 57. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong các cơ quan, tổ chức khác
- Điều 58. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước
- Điều 59. Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 60. Quản lý, sử dụng đất và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 61. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại doanh nghiệp nhà nước
- Điều 62. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 63. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
- Điều 64. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
- Điều 65. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức lễ hội và các hoạt động khác có sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng
- Điều 66. Tổ chức thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
- Điều 67. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 69. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 70. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 71. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 72. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 73. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra
- Điều 74. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước
- Điều 75. Trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân